- Tòa phải mất cả buổi sáng để kiểm tra căn cước của hàng trăm bị hại trong vụ án này.

Ngày 16/5, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Phạm Thanh Hải (SN 1966), nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ công ty cổ phần thương mại đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) ra xét xử tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vụ án này có 508 người bị hại, với số tiền bị chiếm đoạt là hơn 476 tỷ đồng. Tổng số tiền của các bị hại đề nghị được bồi thường theo hợp đồng thỏa thuận là hơn 594 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, để thu hút các nhà đầu tư, Hải lập trang mạng "hoclamgiau.vn", xưng là tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm kinh doanh tại Liên Xô.

Hải "múa mép" việc anh ta là người có tài đầu tư, kinh doanh và công ty IDT do Hải là chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ đang triển khai các dự án có lãi suất cao, làm giàu từ cây “tỷ đô” (cây macca) để thu hút nhiều người biết đến công ty IDT và đầu tư cho các dự án đó.

Để chứng minh tính khả thi của các dự án theo như quảng cáo, Hải đưa ra các hợp đồng với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng (40-50%/năm), cắt lãi ngay khi nộp tiền (mặc dù chưa có hoạt động kinh doanh), đồng thời Hải khuyến khích việc mở rộng mạng lưới huy động vốn bằng cách chi 2-10% tiền thưởng kết nối, môi giới cho mỗi hợp đồng mới.

{keywords}
Những người bị hại tham dự phiên tòa.


Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015, Hải đã huy động từ các nhà đầu tư tổng cộng trên 2.700 tỷ đồng.

Hải sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân, chủ yếu là cho vay, thanh toán gốc + lãi cho những hợp đồng đến hạn, chi thưởng kết nối, chi phí tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan, du lịch quảng bá dự án… để tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động vốn của nhiều người.

Hải chỉ sử dụng một phần số tiền huy động được để góp vốn với danh nghĩa cá nhân vào một số công ty, dự án (114 tỷ đồng).

{keywords}
Phiên tòa xét xử vụ lừa đảo


Kết quả điều tra cho thấy, các dự án mới đều thành lập, hoạt động không hiệu quả, không có khả năng sinh lợi nhuận cao như Hải hứa hẹn với các nhà đầu tư và đều không phải là dự án của công ty IDT như Hải cam kết trong hợp đồng với các nhà đầu tư.

Dù huy động vốn với số lượng tiền lớn của rất nhiều người, nhưng Hải không quản lý việc thu, chi tiền theo sổ sách kế toán; không nắm được số tiền đã huy động, số nhà đầu tư góp vốn…

Càng về sau số lượng người đến nộp tiền cho Hải ngày càng nhiều với số lượng lớn. Số tiền gốc, lãi và chi phí hàng tháng Hải phải chi trả lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Để có tiền chi trả gốc và lãi cho các hợp đồng đến hạn, Hải phải tiếp tục dùng thủ đoạn nêu trên để huy động tiền góp vốn nhằm đảm bảo việc thanh toán đúng hẹn, tránh bị đổ vỡ, không để các nhà đầu tư tố cáo với cơ quan pháp luật.

Tất cả các hoạt động sử dụng nguồn tiền của các nhà đầu tư Hải không thông báo cho các nhà đầu tư biết. Hiện Phạm Thanh Hải mất hoàn toàn khả năng thanh toán cho các nhà đầu tư.

Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 10 ngày.


Ngã ngửa với trò lừa tỷ đô của ông tiến sĩ tự xưng

Ngã ngửa với trò lừa tỷ đô của ông tiến sĩ tự xưng

Với mức lãi suất do Hải “vẽ” ra, đã có 2.574 cá nhân góp 2.725 tỷ đồng cho “tiến sĩ làm giàu” Phạm Quang Hải.

Lừa hơn 470 tỷ, tiến sĩ tự xưng từng 'bối rối' vì tiền

Lừa hơn 470 tỷ, tiến sĩ tự xưng từng 'bối rối' vì tiền

CQĐT bổ sung thêm 12 bị hại, nâng tổng số bị hại lên 508 người, với số tiền bị chiếm đoạt là hơn 476 tỷ đồng.

Chiêu lừa tiền khó tin của ‘doanh nhân’ Trịnh Xuân Mạnh

Chiêu lừa tiền khó tin của ‘doanh nhân’ Trịnh Xuân Mạnh

"Doanh nhân”, Trịnh Xuân Mạnh mở công ty đa cấp để huy động vốn của nhiều người rồi chiếm đoạt tiền.  

Màn lừa 'ảo diệu' của cô dâu Hàn lấy chồng 13 tiền án

Màn lừa 'ảo diệu' của cô dâu Hàn lấy chồng 13 tiền án

Lấy chồng Hàn Quốc sở hữu 13 tiền án tiền sự, cô dâu người Việt cùng chồng lừa đảo nhiều người Việt.

Nóng: Bộ Công an đã điều tra về đường dây lừa đảo tiền ảo Ifan

Nóng: Bộ Công an đã điều tra về đường dây lừa đảo tiền ảo Ifan

Từ nhiều tháng nay, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra về đường dây huy động tiền ảo Ifan theo mô hình đa cấp.

T.Nhung