Ngày 10/2, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm vụ "Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" theo đơn kháng cáo của nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), kháng cáo của bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab) và kháng nghị của VKSND cùng cấp.

Vẫn giữ nguyên quan điểm như kháng cáo, ông Trương Đình Quý - Phó Tổng Giám đốc Vinasun đề nghị tòa phúc thẩm tiếp tục khẳng định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.

Trong khi phía Grab vẫn giữ nguyên lập trường yêu cầu tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm, nếu tòa án cấp phúc thẩm không đình chỉ giải quyết vụ án thì cần sửa bản án sơ thẩm để xác định Grab không kinh doanh vận tải, không vi phạm Quyết định Đề án 24, Nghị định 86.

Ngoài ra, Grab cũng yêu cầu bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun vì Grab không có vi phạm đối với Vinasun và Vinasun không chứng minh được thiệt hại.

{keywords}Đại diện bị đơn tại tòa

Trả lời câu hỏi của luật sư Nguyễn Văn Đức về việc khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Grab thì trả tiền cho Grab hay cho hợp tác xã, đại diện Grab cho hay, mức chiết khấu cho mỗi một cuốc xe là là 20% và Grab là đơn vị kết nối, hợp tác xã ủy quyền cho Grab thu hộ; sau đó Grab chuyển lại cho hợp tác xã khi đã trừ phần chiếc khấu.

Trước câu hỏi, Grab là đơn vị kết nối vì sao lại đưa ra các chương trình khuyến mãi, đại diện Grab cho hay, đây là để quảng bá, làm cho người dân biết được công nghệ này như thế nào, để tạo nên nhiều công ăn việc làm cho nhiều người, giúp cho người dân tiện lợi hơn trong việc chọn lựa phương tiện đi lại.

Phản bác lại quan điểm của Grab, Vinasun tiếp tục khẳng định Grab vi phạm Đề án 24 khi hoạt động như một doanh nghiệp vận tải taxi. Theo đề án 24, Grab chỉ được quyền hỗ trợ về công nghệ chứ không có quyền đưa ra mô hình kinh doanh mới.

{keywords}
Nhiều nhân viên của Vinasun tới theo dõi phiên tòa

Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc Grab đóng thuế dựa vào đâu, Grab khẳng định đóng thuế dựa trên doanh thu sau khi chia sẻ lại với hợp tác xã và hợp tác xã có nghĩa vụ nộp thuế phần Grab chuyển sau khi trừ phí chia sẻ. Grab cho rằng không hề vi phạm đề án thí điểm cũng như chưa có cơ quan nào khẳng định Grab vi phạm.

Đại diện Grab cũng cho hay, ngoài 5 tỉnh, thành thực hiện đề án thí điểm thì Grab hoạt động dựa trên sàn giao dịch điện tử ở một số địa phương khác.

Theo đơn khởi kiện, từ khi Grab thâm nhập thị trường Việt Nam đã dẫn đến việc Vinasun thua lỗ về thị phần. Khẳng định Grab vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm đề án 24 của Bộ GTVT nên Vinasun đã khởi kiện yêu cầu Grab bồi thường 41,2 tỉ đồng.

Trước đó, bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM nhận định Grab kinh doanh taxi nhưng không chấp hành quy định về kinh doanh taxi. Vì vậy, đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab bồi thường cho Vinasun số tiền 4,8 tỉ đồng.

Cấp sơ thẩm cũng nhận định, Bộ GTVT chưa có những quy định kịp thời nhằm phát hiện những vi phạm của những đơn vị tham gia thí điểm. Do vậy, Bộ GTVT phải xem Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, phải sửa lại nội dung Đề án 24.

Ngoài ra, mô hình của Grab dẫn đến thất thu thuế của nhà nước là rất cao; do đó Bộ Tài chính cần có những quy định theo đúng quy định để tránh thất thu thuế.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày. 

Vinasun quyết đòi Grab phải bồi thường thêm 36 tỷ

Vinasun quyết đòi Grab phải bồi thường thêm 36 tỷ

Vinasun vẫn giữ nguyên quan điểm đòi Grab phải bồi thường hơn 41 tỷ đồng, còn Grab thì cho rằng TAND TP.HCM không có đủ thẩm quyền xét xử vụ án nên cả hai cùng làm đơn kháng cáo, tiếp tục “khẩu chiến”.

Thanh Phương