Keyword đầu tiên có dấu
Lái xe phải chấp hành quy định về tốc độ trong đô thị theo Thông tư 31/2019 cho đến khi gặp biển hết khu đông dân cư (R.421) - (Ảnh minh họa)

Quy chuẩn mới đặt biển báo khu dân cư

Trước đây, nhiều tài xế bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ vì nhầm tưởng là đã hết khu đông dân cư sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo.

Trên quốc lộ đi qua thành phố, đô thị có nhiều ngã ba, ngã tư, việc cắm nhắc lại biển này vẫn khiến nhiều người thắc mắc, thậm chí tranh cãi.

Liên quan vấn đề này, Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41/2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7 tới đã quy định cụ thể về biển báo "bắt đầu khu đông dân cư" (R.420) và biển báo "hết khu đông dân cư" (R.421).

Quy chuẩn 41/2019 mục 38.3 quy định cụ thể như sau: Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.

Chấp hành biển báo bắt đầu khu đông dân cư như thế nào?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, R.420 - biển báo bắt đầu khu đông dân cư có hiệu lực từ vị trí đặt biển đối với tất cả các tuyến đường trong khu đông dân cư đến vị trí đặt biển báo hết khu đông dân cư (R.421).

Cũng theo ông Lăng, nội dung này được quy định rõ tại các văn bản liên quan.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ khẳng định biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển 421.

Mục D.17 Phụ lục D Quy chuẩn 41:2019 cũng nêu rõ: “Biển báo số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển báo số R.421”.

"Do trong đô thị có rất nhiều nút giao, không thể mỗi nút giao lại đặt biển nhắc lại nên người tham gia giao thông khi gặp biển R.420 phải chú ý tuân thủ tốc độ cho phép trong khu đông dân cư và chỉ khi nào nhìn thấy biển R.421 thì biển R.420 mới hết hiệu lực, lúc đó mới có thể tăng tốc”, ông Lăng khẳng định.


Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

- Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

- Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

- Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/10/2019).

Theo Báo Giao thông

Những việc cần làm với xế yêu trong 15 ngày cách ly toàn xã hội

Những việc cần làm với xế yêu trong 15 ngày cách ly toàn xã hội

Việt Nam sẽ bắt đầu cách ly toàn xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng từ ngày 1/4, kéo dài 15 ngày và người dùng ô tô nên thực hiện những điều sau để chiếc xe của mình vẫn vận hành ổn định sau nhiều ngày không dùng đến.