Những kinh nghiệm dưới đây là "chìa khóa vàng" giúp cho các phượt thủ có một chuyến đi an toàn, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

1. Tìm hiểu về cung đường

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về cung đường mình sắp đi. Dùng Google map để kiểm tra, đo khoảng cách và tham khảo một số người đã đi trước là ý tưởng hay. Việc làm này giúp bạn nắm lộ trình các đoạn đường xấu để chuẩn bị cẩn thận hơn cho hành trình.

2. Lên lịch trình đường đi

Việc lên lịch trình đường đi là hết sức cần thiết, không chỉ quan trọng với những người đi phượt lần đầu mà kể cả những người đã có kinh nghiệm phượt lâu năm.

Lịch trình đường đi an toàn là phải xác định thời gian xuất phát chính xác, tìm hiểu những trạm dừng chân và phải luôn có phương án dự phòng cho những sự cố ngoài ý muốn như hư xe, trời mưa.

{keywords}
Nên thành lập đội phượt chung hành trình.

Đi phượt nên đi theo từng nhóm, kinh nghiệm phượt an toàn chi tiết là phải phân công cho từng người có vai trò và vị trí nhất định.

Cần phải tuân thủ các yêu cầu trong việc dừng, đổ xăng, ăn uống nghỉ ngơi theo nhóm. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác khi xe của họ gặp trục trặc.

3. Chọn loại xe phù hợp

Bạn nên lựa chọn loại xe nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa, phù hợp với địa hình mà các bạn muốn đến. Những người có kinh nghiệm sẽ khuyên các bạn nên sử dụng những loại xe số thông dụng như Honda Dream, Future, Wave…; bởi các loại xe này dễ sửa chữa, gầm cao, dễ buộc đồ và dễ kiểm soát tốc độ khi xuống dốc hơn.

4. Kiểm tra kỹ chiếc xe máy của mình

Trước khi lên đường, bạn cần kiểm tra kỹ lốp xe để đảm bảo lốp còn độ bám tốt; lắp đủ hai gương xe, kiểm tra kỹ hệ thống còi, đèn pha, ắc quy, xi nhan, đèn chiếu hậu, bugi…

{keywords}
 Kiểm tra kỹ chiếc xe máy của mình trước khi đi phượt.

Bạn nên mang xe của mình đi bảo dưỡng toàn bộ, kiểm tra má phanh, kiểm tra độ mòn của lốp, thay mới săm nếu săm cũ của bạn đã có quá nhiều vết vá, thay dầu máy… 

Nên để lốp xe ở mức độ vừa phải, căng quá sẽ khiến xe không bám đường và dễ trượt khi trời mưa còn non quá sẽ dễ khiến dập săm. Nên thay nhớt mới nếu phải đi hành trình dài.

5. Chuẩn bị đồ đạc, hành trang cá nhân

Phượt thủ nên tính toán để mang theo quần áo đủ cho cả chuyến hành trình. Nên trang bị cho bản thân đồng phục dành riêng cho phượt thủ như găng tay, mũ, nón bảo hộ, giày thể thao, kính chắn gió… để an toàn hơn khi chạy xe.

Việc đảm bảo an toàn cho bản thân là ưu tiên hàng đầu, nên chọn loại mũ bảo hiểm phù hợp và an toàn tối đa, không nên sử dụng loại mũ bảo hiểm thời trang. Lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với điều kiện lái xe, tốt hơn nên có giáp bảo hộ.

Chuẩn bị sẵn đồ ăn khẩn cấp như pho mát, kẹo giàu năng lượng, viên C sủi, kẹo gừng, nước uống được mua ở từng chặng. Bên cạnh đó, cần nhớ mang theo đồ vệ sinh cá nhân, thuốc đặc trị, khăn tắm…

Đặc biệt, hành trang không thể thiếu của các phượt thủ đó chính là bộ đồ nghề sửa xe đơn giản. Điều này giúp bạn không cần phải lo âu khi xe bị thủng lốp hay xích lỏng…

Nên chằng buộc balô cẩn thận, không nên đeo balô khi đi đường xa, làm giảm sức khỏe của người đi xe, trừ túi máy ảnh và vật dụng tùy thân. Đồ đạc đem theo cần tối giản để di chuyển dễ dàng.

6. Lưu ý khi đi đường

Đối với các phượt thủ, kinh nghiệm đi trên đường và xử lý tình huống là vô cùng quan trọng. Thậm chí, đôi lúc nó trở thành yếu tố quyết định đến an toàn cũng như tính mạng của họ.

{keywords}
Đi phượt, cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho các phượt thủ khi đi trên đường: 

Những thói quen xấu như bóp côn thả trôi xe khi vào cua, chạy quá tốc độ và không chú ý biển báo chỉ dẫn rất dễ gây tai nạn và làm chuyến phượt bị gián đoạn đáng tiếc. Kinh nghiệm phượt là nên chạy xe đúng tốc độ cho phép, nếu đường không có làn dành riêng cho xe máy bạn sẽ phải sang bên trái và bật xi nhan, bóp còi để xin vượt.

Đi ở 2/3 làn đường của mình, không lấn làn (bám sát theo vạch kẻ đường ở giữa) đối với những đường không có vạch kẻ đường thì phải ước lượng phần làn đường của mình được đi.
 
Không vượt khi phía trước tầm nhìn bị hạn chế, phía trước là khúc cua. Cố gắng hạn chế tối đa việc vượt phải.

Ở điều khiện thời tiết khô ráo, đường không trơn trượt nên giữ khoảng cách giữa các xe là 50m, ở điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc trời tối, trời mưa … thì khoảng cách này có thể thu hẹp lại (do lúc này tốc độ xe đã giảm).

Đi đêm gặp xe đối diện bật đèn pha thì nháy đèn ra hiệu họ tắt đèn pha, đồng thời bạn cũng tắt đèn pha về cốt luôn.

Khi đi đường núi luôn chú ý hệ thống biển báo để biết phía trước như nào (cua liên tục, đường sạt lở, sắp lên dốc …).

Khi qua ngầm hoặc qua suối nên kiểm tra mức độ chảy xiết của dòng, nếu nước chảy mạnh thì nên dừng lại tìm đường khác. Trong trường hợp bắt buộc phải qua nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người dân địa phương, không nên cố liều mình băng qua sẽ rất nguy hiểm.

Tuyệt đối không nên uống bia rượu khi nghỉ giữa các chặng, để đảm bảo an toàn cho chính bạn và ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo.

Khi đoàn dừng xe các xe nên dừng sát vào hết mức có thể với lề đường, dừng thành hàng một, không nên dừng tập trung toàn bộ các xe lại cạnh nhau tránh ảnh hưởng giao thông trên đường.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Thưởng Tết ô tô: Kẻ cười trăm triệu, người khóc bạc triệu

Thưởng Tết ô tô: Kẻ cười trăm triệu, người khóc bạc triệu

 Cùng doanh số bán xe cả năm lên đến hàng chục tỷ đồng, chỗ thì thưởng Tết cả trăm triệu đồng nhưng cũng có người ngậm ngùi vài triệu đủ mua chút quà về cho gia đình.