Tài xế gây tai nạn rồi bỏ chạy không còn là chuyện hiếm. Họ muốn trốn tránh trách nhiệm hay vì pháp luật chưa nghiêm?

Tài xế taxi nhảy cầu sau tai nạn để bảo vệ vợ con?

Trong lúc hoảng loạn tài xế taxi đã nhảy xuống đường để đánh lạc hướng, bảo vệ vợ con?

Lái xe tải, xe containe hay lái xe taxi và thậm chí là lái xe máy gây tai nạn chết người hoặc bị trọng thương rồi bỏ chạy… không phải là chuyện hiếm gặp bây giờ.

Thế mới có chuyện, lái xe taxi vi phạm luật giao thông, thấy bóng dáng cảnh sát giao thông là bỏ chạy, thậm chí hất văng cảnh sát lên nắp capo mà vẫn chạy cả cây số mới chịu dừng lại. Họ không nhận ra rằng, số tiền phải nộp phạt và chịu trách nhiệm vì vi phạm luật giao thông sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với khi họ cố tình chống đối, chạy trốn người thi hành công vụ, và có khi còn tiếp tục gây tai nạn cho người khác đang tham gia giao thông.

Hồi đầu tháng 9 vừa rồi, lái xe khách của hãng Phương Trang gây tai nạn liên hoàn ở cầu vượt Cây Gõ, TP HCM, làm người chết, 8 người bị thương. Tài xế xe khách Phương Trang gây tai nạn là Đào Thái Hà Minh Khương (35 tuổi, ngụ tại P.1,Q.8, TP.HCM) khi đến trình báo ở cơ quan công an đã tỏ ra rất ăn năn, hối hận về vụ việc. Ông Khương cho biết sau khi tai nạn xảy ra, ông rất hoảng loạn và mất bình tĩnh nhưng khi nhìn thấy đứa bé bị nạn, ông tức tốc đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu rồi quay về trình diện công an.

{keywords}

Những hình ảnh này không còn hiếm gặp nữa.

Vụ tai nạn kinh hoàng này khiến nhiều người rất bất bình về ý thức của nhiều người ngồi sau vô lăng, đặc biệt là với các loại xe tải, xe khách, xe chạy đường dài. Nhưng bù lại, dư luận cũng có phần chia sẻ, cảm thông hơn khi biết người lái xe này đã đưa nạn nhân đi cấp cứu trước khi rời khỏi hiện trường.

Trở lại với thực tế nhiều lái xe chọn cách bỏ chạy khỏi hiện trường vụ tai nạn, theo phân tích của các chuyên gia tâm lý và pháp luật thì một số trường hợp lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn là do quá sợ hãi. Họ sợ rằng, nếu ở lại hiện trường thì rất có thể sẽ bị người dân hoặc người thân của nạn nhân hành hung hoặc có hành động quá khích. Tuy nhiên, pháp luật cho phép lái xe khi gây tai nạn được rời khỏi hiện trường để đến cơ quan công an trình diện.

“Cho phép rời khỏi hiện trường” không có nghĩa là anh được phép “cao chạy xa bay”, không phải chịu trách nhiệm về hậu quả mình đã gây ra. Ở đây là việc những người xây dựng pháp luật đã tính đến tình huống có thể xảy ra những chuyện đáng tiếc khác sau tai nạn, đảm bảo an toàn tính mạng cho người lái xe.

Ngoài những người đã quá sợ hãi phải bỏ trốn khỏi hiện trường vụ tai nạn thì cũng cũng có rất nhiều trường hợp bỏ trốn là do thái độ coi thường pháp luật, thiếu trách nhiệm với hành vi của mình, trốn tránh trách nhiệm. Ngày càng gia tăng số người lái xe gây tai nạn rồi chạy trốn liệu có phải do chế tài xử phạt cho hành vi này còn chưa đủ sức răn đe?

Trong nhiều trường hợp, vì sự tắc trách của tài xế đã cướp đi mạng sống của nhiều người bị nạn. Nếu nạn nhân được đi cấp cứu kịp thời có thể đã không bị mất mạng. Hoặc nếu tai nạn xảy ra, người tai nạn xấu số thì gia đình họ cũng có phần được nguôi ngoai. Nhiều gia đình có người thân bị chết trong những vụ tai nạn mà bị tài xế bỏ mặc rất oán hận. Họ biết rằng, người thân của mình có thể vẫn sẽ ra đi nhưng nếu những người tài xế đó có trách nhiệm thì họ bớt ám ảnh hơn rất nhiều.

Để giảm những tình huống lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường, trốn tránh trách nhiệm, ngoài việc tăng chế tài xử phạt với những người gây tai nạn thì phải tăng việc giáo dục và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Khi ý thức của người tham gia giao thông chưa cao cần phải có hình thức xử phạt thật nghiêm đối với những người có hành vi này để răn đe và giáo dục. Bởi thực tế cho thấy, tâm thế của một số người ngồi sau vô lăng đang có vấn đề. Cụ thể với vụ tai nạn xảy ra ở cầu vượt Thái Hà, giá như khi xảy tai nạn, tài xế dừng lại để giải quyết thì hậu quả có lẽ không nghiêm trọng như vậy?

(Theo VOV)