Lái xe theo thói quen thường ngày cộng với việc thiếu kiến thức khi chăm sóc xe dẫn đến việc xế yêu của bạn rất dễ bị hư hỏng. Dưới đây là tổng hợp về một số thói quen khiến ô tô nhanh hỏng của nhiều tài xế Việt.

Thói quen nhiều người mắc phải khi đổ xăng khiến ôtô dễ dàng cháy nổ

8 thói quen tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân khiến ô tô nhanh “tã“

1. Rửa xe sai quy cách

Khi tự rửa xe tại nhà mọi người hay có thói quen sử dụng dầu gội đầu, nước rửa chén. Tuy nhiên, các chất này có chứa nồng độ xút cao hơn dung dịch rửa xe ô tô chuyên dụng (rất dễ gây ăn da, có tính nhờn, làm bục vải, giấy...). Chúng dễ làm ăn mòn, bong tróc lớp sơn trên ô tô, xe máy, khiến xe nhanh bạc màu và cũ hơn.

{keywords}
 

2. Bơm hơi xe quá căng

Một số tài xế có quan niệm sai lầm rằng bơm lốp xe càng căng sẽ càng tốt cho xe hơn. Tuy nhiên khi làm như vậy lực ma sát của mặt đường và lốp sẽ giảm xuống, những trường hợp cần phải thắng gấp sẽ rất dễ làm xe bị trượt đi.

Ngoài ra, những ngày nắng nóng, nhiệt độ của mặt đường cao cùng với ma sát lớn tạo ra lúc di chuyển sẽ làm lốp nóng lên nhanh chóng. Không khí nóng lên, tạo một áp suất lớn lên trên lốp. Nếu lốp cũ thì nổ lốp là chuyện hoàn toàn có thể xảy, nguy cơ tai nạn rất cao, ảnh hưởng đến tính mạng tài xế.

Các nhà sản xuất khuyến cáo có thể bơm căng hơn mức tiêu chuẩn đến 0,2 – 0,5kg/cm2 để giúp tiết kiệm nhiên liệu cũng như đảm bảo an toàn khi lái xe.

3. Phun nước ở áp suất cao khi rửa động cơ

Khoang động cơ được che đậy bằng nắp capô nhưng sau một thời gian sử dụng, động cơ cùng nhiều bộ phận khác sẽ bị bám bụi, dầu mỡ làm giảm hiệu quả thoát nhiệt.

Một số chủ xe thường tự tay làm sạch khoang động cơ bằng cách thường dùng vòi phun nước xịt mạnh vào khoang động cơ. Việc làm này giúp nhanh chống loại bỏ bụi bẩn nhưng có thể ảnh hưởng đến các mối điện. Nước có thể xâm nhập vào các mối nối điện gây hiện tượng chập điện.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, để đảm bảo an toàn trước khi rửa khoang động cơ nên dùng các loại băng keo chống thấm nước bọc các mối điện. Thay vì xịt nước, nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng làm sạch từng ngóc ngách các chi tiết của máy cũng như các bộ phận khác.

{keywords}
 

4. Không thay dầu nhớt định kỳ

Dầu nhớt bảo vệ và giúp cho động cơ hoạt động lâu bền và hiệu quả. Giúp bôi trơn cho các chi tiết kim loại chuyển động trong động cơ, giúp giải nhiệt, chống ăn mòn và làm sạch động cơ.

Trong quá trình sử dụng dầu nhớt sẽ bị biến chất do nhiệt (ôxi hoá, nhiệt phân), do tạp nhiễm (bụi, nước, nhiên liệu) và do phụ gia bị tiêu hao nên sau một thời gian sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ.

Nếu không thay dầu nhớt định kì khiến động cơ bị mài mòn và nhanh chóng giảm công suất vận hành. Vì vậy, cần phải theo dõi và thay dầu nhớt định kì để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru và hiệu quả.

5. Dùng điều hòa sai quy cách

Nội thất ô tô thường được thiết kế bằng nhựa và gắn kết bằng các loại ron bằng nhựa. Còn khung xe được làm bằng vật liệu thép chịu lực. Vì vậy, khi đậu xe dưới trời nắng, cửa kính đóng kín, toàn bộ cabin của xe như một nồi áp suất thu nhỏ.

Tài xế thường hay có thói quen bật điều hòa hết công suất khi bước vào ô tô. Sai lầm này làm giảm đi rất nhiều độ hiệu quả của điều hòa ô tô. Đồng thời tự đặt sức khỏe bản thân vào tình huống nguy hiểm vì việc thay đổi đột ngột nhiệt độ.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên mở hết cửa, hạ kính ô tô xuống một vài phút trước khi mở điều hòa. Điều này giúp hạ nhiệt và tiết kiệm chi phí khi sử dụng điều hòa.

6. Phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo

Bất kỳ những rung động lạ, tiếng rít liên tục, va đập thường xuyên hay những triệu chứng bất thường khác đều phải được kiểm tra ngay lập tức.

Người lái có thể không nhận thấy bất cứ vấn đề gì, nhưng càng để lâu hơn sẽ gặp phải nhiều rắc rối nếu chẳng may một bộ phận nào đó đột nhiên bị hỏng, xe sẽ mắc kẹt trên đường.

7. Chở đồ quá nặng

Thường xuyên chở quá tải khiến động cơ phải làm việc ở trạng thái căng nhất, sinh ra nhiều nhiệt, ma sát  dù xe di chuyển ở tốc độ thấp hơn tính toán, dẫn đến khả năng tản nhiệt khó đáp ứng với điều kiện làm việc của động cơ.

Chưa kể việc chở quá nặng còn khiến động cơ bị gằn, tiêu hao nhiều nhiên liệu cũng như bộ côn luôn phải chạy quá tải, sẽ khiến cho các chi tiết này sớm phải thay thế.

(Theo cafeauto)

Những thói quen dễ gây hại cho phanh ô tô

Những thói quen dễ gây hại cho phanh ô tô

Nhiều chủ xe tại Việt Nam có thói quen về số P, tắt máy sau đó mới kéo phanh tay, việc này dễ dẫn đến hỏng cơ cấu bánh răng cóc bên trong hộp số.