Thống kê mới đây của AAA (Hiệp hội ô tô Mỹ) dựa trên điều tra các chủ sở hữu dùng xe trong khoảng 5 năm và chạy trung bình 120.700 km, cho thấy các chi phí sử dụng có xu hướng tăng dần, bao gồm nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm, đăng ký, các loại thuế, phí cầu đường, vé phạt… và khấu hao.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng mức chi trả trung bình hàng năm tính theo dòng xe, xe cỡ nhỏ vẫn nằm trong Top tiết kiệm nhất, nhưng xe bán tải lại là dòng xe gây tốn túi tiền chủ sở hữu nhất.

 

{keywords}
 Bảng xếp hạng chi phí sử dụng ô tô hàng năm tính theo dòng xe


Small Sedan hay là xe cỡ nhỏ chạy trong đô thị thường ở phân khúc cỡ B và C vốn có giá bán rẻ nhất, công nghệ cũng như các tính năng không quá nhiều như các dòng cỡ lớn hơn, do đó chi phí chi trả hàng năm thấp nhất, khoảng 7.114 USD (khoảng 166 triệu đồng). Dòng xe lai Hybrid và xe điện cũng ở ngưỡng chi phí thấp 7.736 USD (khoảng 181 triệu đồng) và 8.320 USD (khoảng 195 triệu đồng). Nhóm gây tốn kém cho chủ xe nhất chính là Sedan cỡ lớn (10.403 USD - khoảng 243 triệu đồng) và Bán tải (10.839 USD - khoảng 253 triệu đồng).

{keywords}
Sedan cỡ nhỏ có mức chi phí sở hữu hàng năm thấp nhất với người Mỹ


Mặc dù nghiên cứu của AAA không tính đến một số chi phí khác nhưng cũng gần như khá bao quát. Khác hẳn suy nghĩ thường thấy của nhiều người, khi nói về việc sở hữu một chiếc xe hơi tốn bao nhiêu tiền, họ thường chỉ quan tâm hai điều: thanh toán nhà băng hàng tháng và nhiên liệu, mặc dù nó còn nhiều hơn thế.

AAA cũng cho biết chi phí tài chính cho việc mua xe mới đã tăng 24% trong năm 2019, đẩy chi phí sở hữu phương tiện trung bình hàng năm lên 9.282 USD (khoảng 218 triệu đồng), tương đương 773,50 USD (khoảng 18 triệu đồng) mỗi tháng. Đó là mức chi phí cao nhất liên quan đến quyền sở hữu phương tiện mới kể từ khi AAA bắt đầu theo dõi chi phí vào năm 1950.

{keywords}
Pickup (bán tải) khiến người Mỹ tốn chi phí hàng năm nhất


John Nielsen, giám đốc điều hành của AAA cho biết chi phí tài chính tăng mạnh hơn trong năm ngoái, từ 774 USD lên 920 USD được thúc đẩy bởi lãi suất liên bang tăng và giá xe cao hơn. Nó xuất hiện khi các khoản vay mua xe 72 tháng ngày càng trở nên phổ biến - có nghĩa là người mua xe đang trả nhiều tiền hơn và lâu hơn, cho những chiếc xe mất giá trị ngay khi chúng được bán.

Các khoản vay dài hạn cung cấp các khoản thanh toán xe hàng tháng thấp hơn, nhưng cuối cùng chúng khiến người tiêu dùng tốn nhiều tiền hơn. AAA nhận thấy rằng, trung bình cứ sau 12 tháng thêm vào, vòng đời của khoản vay sẽ tăng thêm gần 1.000 USD trong tổng chi phí tài chính.

“Các khoản thanh toán hàng tháng thấp có thể hấp dẫn người mua tiềm năng, nhưng họ có thể phải chịu thêm chi phí lớn trong thời gian dài,” Nielsen nói.

Trong tất cả các chi phí, khấu hao - một thước đo về việc chiếc xe mất giá nhanh như thế nào, vẫn là chi phí sở hữu lớn nhất, chiếm hơn một phần ba (36%) chi phí trung bình hàng năm. Các dòng xe được đưa vào khảo sát có mức khấu hao trung bình 3.334 USD (khoảng 78 triệu đồng) một năm. Riêng năm 2019, dòng sedan cỡ nhỏ và sedan tầm trung có chi phí khấu hao giảm hơn các năm trước.

Bình luận trên trang Jalopnik, biên tập viên Erik Shilling cho rằng những con số mà AAA đưa ra sẽ giúp ích cho người có ý định mua xe cân nhắc về khả năng tài chính. “Người tiêu dùng nắm được đầy đủ hơn về giá trị chiếc xe, có lẽ họ sẽ đưa ra một loại quyết định mua khác, hoặc có lẽ họ sẽ từ bỏ phương tiện cá nhân, thúc đẩy giao thông công cộng tốt hơn, và tất cả những thứ đó cùng nhau có thể cải thiện khí hậu,” Erik nhận định

Đình Quý (theo Jalopnik, AAA)

 

Giảm 50% lệ phí trước bạ có cứu được thị trường ô tô?

Giảm 50% lệ phí trước bạ có cứu được thị trường ô tô?

Nếu lệ phí trước bạ giảm 50% so với hiện nay, khách mua các mẫu ô tô sản xuất trong nước sẽ tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.