Honda, Toyota và Nissan đã xây dựng các nhà máy của mình tại Anh từ những năm 1980 sau khi "người đàn bà thép" Thủ tướng Margeret Thatcher nhận ra các nhà sản xuất ô tô nước Anh đang gặp khủng hoảng không thể duy trì sự ổn định cho ngành ôtô tại nước này.

Bà Thatcher khi đó đã mời gọi các nhà sản xuất Nhật Bản rằng Vương quốc Anh là địa điểm lý tưởng để họ có thể bán các mẫu xe sản xuất tại đây và xuất khẩu đến Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của EU ngày nay.

{keywords}
Honda Civic - mẫu xe duy nhất đang được sản xuất tại nhà máy Swindon sắp đóng cửa.

Bà thậm chí còn quả quyết với Nissan rằng Anh không thể rời khỏi EU vì rất cần thị trường các nước để xuất khẩu hàng hóa. Sau khi Anh rời khỏi EU vào ngày 29/3 tới, điều đó sẽ không còn đúng.

"Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đến Vương quốc Anh để tiếp cận thị trường và đó là thỏa thuận với bà Thatcher", Giáo sư David Bailey của Đại học Aston cho biết. "Bây giờ, thỏa thuận đó đã bị hủy bỏ, họ không còn bắt buộc phải tuân theo nữa."

Hôm thứ ba (19/2), Honda cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy ở Swindon gần London, cùng với nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ trước năm 2021 như một phần kế hoạch tái cấu trúc toàn cầu. CEO Takahiro Hachigo cho biết quyết định này không liên quan gì đến Brexit và vòng đời của Civic đã đến thời điểm kết thúc tại đây.

Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận trong ngành cho biết điều kiện thương mại không rõ ràng giữa Anh và các nước thuộc EU sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Honda.

Tiếp theo sẽ đến lượt Toyota đưa ra quyết định, nhà sản xuất này vừa bắt đầu sản xuất mẫu Corolla mới tại nhà máy của họ ở Burnaston, miền trung nước Anh.

{keywords}
Toyota Corolla thế hệ mới đang được sản xuất tại Anh. Ảnh: Toyota Blog

"Có khá nhiều nghi ngờ về nhà máy đó nếu chúng ta không có thỏa thuận nào", Bailey nói và cho biết thêm rằng Toyota có thể chọn một nơi khác khi thế hệ hiện tại của mẫu xe phân khúc C kể trên kết thúc vòng đời vào năm 2024.

Toyota đã từng cảnh báo trước đây rằng một thỏa thuận Brexit không hợp lý có thể khiến nhà máy Burnaston và nhà máy động cơ của họ ở Anh bị đe dọa. Và Toyota cũng có thêm một lý do để ngừng hoạt động của nhà máy ở Anh khi bắt đầu từ năm 2021, họ sẽ hoàn toàn kiểm soát một nhà máy có công suất 300.000 chiếc mỗi năm tại Kolin (Cộng hòa Séc), liên doanh trước đây cùng tập đoàn PSA để sản xuất các mẫu xe cỡ nhỏ.

{keywords}
Nissan Qashqai - mẫu xe bán chạy nhất của Nissan tại Anh. Ảnh: Auto Express

Honda Swidon là nhà máy lớn thứ 4 tại Anh với sản lượng năm 2018 lến tới 161.000 chiếc, còn nhà máy của Toyota đứng thứ 6 với 129.000 chiếc. Cả hai nhà máy này hiện tại chỉ sản xuất mẫu xe đơn lẻ sau khi chuyển một số mẫu từ Anh sang Nhật.

Năm ngoái, Honda đã chuyển CR-V sản xuất ở nhà máy khác, với lý do tiết kiệm quy mô có sẵn ở các nhà máy Nhật Bản để sản xuất các phiên bản xe điện và Hybrid.

Năm nay, Toyota sẽ nhập khẩu phiên bản Camry Hybrid, một mẫu sedan cỡ trung thay thế cho Avensis đã dừng sản xuất tại nhà máy Burnaston năm ngoái.


Nissan, nhà sản xuất ôtô thứ ba của Nhật Bản tại Anh, hiện đang vận hành nhà máy lớn nhất tại "xứ sở sương mù", nhà máy Sunderland của họ đã sản xuất 442.000 chiếc xe trong năm ngoái.

Nissan cũng có cam kết với Anh lâu dài hơn so với Honda hay Toyota với mẫu crossover cỡ nhỏ Juke dự định sẽ được ra mắt năm nay và mẫu crossover Qashqai - mẫu xe bán chạy nhất tại Anh của Nissan - dự kiến vào năm 2020.

Vào tháng 1, Nissan đã gây sốc với chính phủ Anh bằng việc thay đổi quyết định của họ năm 2016 - sản xuất mẫu X-Trail tại Sunderland, bất chấp khoản hỗ trợ tài chính từ nhà nước.

Thay vào đó, hãng xe này thông báo sẽ tiếp tục sản xuất mẫu crossover trên tại Nhật Bản. Và tương tự Honda, Nissan cũng phần nào đổ lỗi cho tình trạng thương mại không rõ ràng của Anh với EU hiện nay.

Việc xuất khẩu hàng hóa từ Nhật Bản sang châu Âu sẽ trở nên rẻ hơn nhờ vào thỏa thuận thương mại tự do gần đây giữa Nhật Bản và EU, để dần dần giảm thuế nhập khẩu ôtô về 0%.

Đây là một thỏa thuận đưọc ký kết với sự có mặt của Anh như một thành viên của EU và được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục có giá trị kể cả khi họ rời khỏi EU.

Lòng trung thành mà người Nhật cảm nhận từ Anh đã "bốc hơi" và được thay bằng sự tức giận, ông Paul Nieuwenhuis, cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Ôtô tại Đại học Cardiff cho biết. "Cảm giác của các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay là chính phủ Anh đã khiến họ thất vọng", ông nói. "Doanh nghiệp Nhật Bản vận hành dựa trên sự tin tưởng và người Anh đã chứng tỏ mình không đủ độ tin cậy."

(Theo Tiền phong)

Chi 300 triệu độ Super Cub 85 triệu, chất chơi Thức Apple

Chi 300 triệu độ Super Cub 85 triệu, chất chơi Thức Apple

 Đầu tư hơn 300 triệu độ đồ chơi hàng hiệu cho chiếc Honda Super Cub C125 giá 85 triệu, Thức Apple khiến không ít biker Việt ngả mủ nể phục chất chơi.