Trong 3 năm trở lại đây, thế hệ các dòng xe đời mới của Trung Quốc được nhập thử nghiệm vào Việt Nam, trong đó ba cái tên được nhắc nhiều nhất là Zotye, Baic và Haima.. Các thương hiệu xe này phân phối các loại xe sedan, xe SUV với mức giá rẻ chỉ từ 450 đến gần 600 triệu (cho các mẫu xe sedan) và từ 600 triệu đến 800 triệu đồng cho các mẫu SUV).

{keywords}

Xe giá rẻ của Trung Quốc đang chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt, lượng nhập sụt giảm, kinh doanh khó khiến các mẫu xe này rất khó khăn ở Việt Nam

 

Cụ thể, các mẫu xe Zotye Z8 đời mới hiện có mức giá bán đại lý hơn 720 triệu đồng, chi phí lăn bánh và thuế phí rơi vào khoảng 800 triệu đồng. Các mẫu xeBaic Q7 chỉ có giá hơn 658 triệu đồng, giá lăn bánh vào khoảng có 730 triệu đồng/chiếc.

Điều đáng nói, không chỉ rẻ về giá mà xe hơi Trung Quốc bắt mắt bởi thiết kế kiểu dáng hiện đại, nội thất sang trọng và nội thất khá đẹp giống như các dòng xe cao cấp như Volvo, Audi hay Maserati, Jaguar và Land Rover... Sự xuất hiện của xe hơi Trung Quốc đã khiến thị trường và người tiêu dùng xe hơi tại Việt Nam rất kỳ vọng dòng xe giá rẻ này có thể tạo nên cơn lốc xe hơi như con lốc "xe Wave Trung Quốc" diễn ra trước đây.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, xu hướng giảm giá các dòng xe đa dụng và đặc biệt là sự đa dạng mẫu xe nhập, xe lắp ráp tại Việt Nam ngày càng mạnh, khiến lợi thế cạnh tranh về giá của các dòng xe Trung Quốc trên thị trường ngày càng yếu đi

Cụ thể, phân khúc giá xe từ 600 đến 800 triệu đồng hiện ở Việt Nam có khá nhiều mẫu như Kia Sorento GAT 793 triệu đồng, Hyundai Kona 2.0 ATH 699 triệu đồng, Toyota Innova 2.0E 2019 736 triệu đồng; Nissan X Trail 790 triệu đồng; Honda HRV 786 triệu đồng, Toyota Rush 668 triệu đồng; Ford Eco Sport 689 triệu đồng; Mitsubishi Xpander 620 triệu đồng...

Với mức giá thấp, cộng với các mẫu xe đều là các hãng có tên tuổi, thương hiệu, chính vì vậy đây là các mẫu luôn có doanh số bán ra cao tại Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hiện các mẫu Toyota Innova, Mitsubishi Xpander, Ford Eco Sport hay Hyundai Kona đều thuộc các dòng xe có doanh số bán cao nhất tại Việt Nam trên 3.000 chiếc chiếc; các mẫu xe khác cũng đạt từ 1.000 chiếc đến gần 2.000 chiếc được bán ra trong 4 tháng qua.

Một đầu mối kinh doanh xe hơi Trung Quốc tại Hải Phòng cho hay: các mẫu xe vẫn được bán ra cho khách đặt hàng và doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách giá có thể không giảm thêm được vì theo hãng mặc định.

Trong khi đó, tại Hà Nội, theo chủ một đại lý kinh doanh xe Trung Quốc tại Phùng Chí Kiên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, sức mua có nhưng khá chậm, chủ yếu khách mua am hiểu xe, mua xe độ... Theo chủ đại lý kinh doanh xe hơi Trung Quốc, việc các mẫu xe Thái và Indonesia ồ ạt đưa xe mới vào Việt Nam, giảm giá một số dòng xe khiến rất nhiều đại lý xe hơi lo lắng, thậm chí không dám nhập thêm xe sợ khó cạnh tranh.

Điều này hoàn toàn thực tế bởi theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hai tháng gần đây xe con Trung Quốc không được nhập về Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 3 và tháng 4, số xe Trung Quốc nhập về chỉ gần 700 chiếc xe tải, không có phát sinh lượng nhập xe dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam trong 2 tháng qua.

Điều này cũng phản ánh tình trạng xe ô tô thương hiệu Trung Quốc luôn có lượng nhập khẩu trồi sụt ở Việt Nam, thậm chí nếu xe hơi Việt trong quý 3 và quý 4 tiếp tục có nhiều dòng xe, mẫu xe giảm giá và nguồn cung nhập về ngày càng đa dạng, chắc chắn sự cạnh tranh của các thương hiệu xe Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng lớn và sự quân tâm đối với dòng xe này sẽ giảm đi nghiêm trọng.

Và nếu không có điều chỉnh về giá hoặc chiến lược kinh doanh, các dòng xe Trung Quốc có nguy cơ thất bại trong cuộc chinh phục người tiêu dùng Việt giống như các mẫu xe giá rẻ của Lifan, Chery hay Geely trước đó.

Theo Dân Trí

Siêu SUV bọc thép đắt nhất thế giới thuộc ông trùm châu Phi

Siêu SUV bọc thép đắt nhất thế giới thuộc ông trùm châu Phi

Chiếc ô tô đến từ Trung Quốc được một đại gia Châu Phi mạnh tay chi 3,5 triệu USD, tương đương gần 81 tỷ VNĐ để tậu về có những điểm gì đặc biệt?