Nhiều hãng xe phổ thông tại Việt Nam đang chạy đua sử dụng động cơ tăng áp thay vì loại hút khí tự nhiên. Trong khi đó, một số hãng xe sang đang hạ dung tích xy-lanh động cơ tăng áp trên những mẫu xe của mình xuống loại nhỏ hơn. Công nghệ tăng áp đang được cải tiến dần. Dung tích xy-lanh tuy nhỏ nhưng công suất đầu ra khá lớn.

Động cơ tăng áp có lợi thế trong việc cấu thành giá xe. Động cơ nhỏ, thuế tiêu thụ đặc biệt thấp, giá xe sẽ không bị đẩy lên cao. Trong khi đó, sức mạnh động cơ vẫn không thay đổi nhiều so với loại hút khí tự nhiên dung tích lớn và nhiều xy-lanh.

Xe phổ thông "phổ cập" động cơ tăng áp

Động cơ tăng áp đang được sử dụng phổ biến trên nhiều mẫu xe dưới 1 tỷ đồng. Trước đây, đa số xe Nhật, Hàn tại Việt Nam dùng động cơ hút khí tự nhiên. Trong thời gian gần đây, nhiều hãng xe đã chuyển dần sang loại tăng áp dung tích nhỏ nhưng công suất tương đương máy xăng hút khí tự nhiên dung tích lớn.

{keywords}
Honda Civic

Honda là hãng xe Nhật táo bạo trong việc ứng dụng công nghệ tăng áp, khác với các người đồng hương khác là Toyota và Mazda. Hiện tại, Honda Việt Nam đang có 2 mẫu xe sử dụng động cơ tăng áp 1,5 lít là Civic và CR-V.

Cùng dung tích 1,5 lít nhưng công suất Civic chỉ 170 mã lực còn CR-V là 188 mã lực. Trong năm nay, Accord thế hệ mới cũng sẽ được trang bị động cơ tăng áp 1,5 lít thay cho loại hút khí tự nhiên 2,4 lít như mẫu hiện hành.

Hyundai có chuỗi sản phẩm động cơ tăng áp đa dạng hơn. Trước tiên, máy 1,6 lít turbo được Hyundai đưa vào mẫu Tucson. Động cơ này cho công suất 177 mã lực và mô-men xoắn 260 Nm. Sau đó, Elantra bản Sport cũng có thêm máy 1,6 lít với công suất lên tới 204 mã lực.

Kona là mẫu xe thứ 3 có động cơ tăng áp 1,6 lít và công suất đầu ra tương đương Tucson. Hyundai Thành Công cho biết đang thử nghiệm động cơ xăng tăng áp trên Santa Fe 2019 và sẽ áp dụng tới đây.

{keywords}
Xe Kona của Hyundai

Ford từng tiên phong trong công nghệ tăng áp trong phân khúc ở những mẫu sedan và hatchback là Fiesta và Focus. Động cơ EcoBoost tiếp tục xuất hiện trên mẫu EcoSport trong năm 2018. Máy 1 lít nhưng công suất cao hơn loại 1,5 lít hút khí tự nhiên trước đây.

Ngoài ra, đối với máy dầu, Ford bổ sung loại động cơ mới dung tích chỉ 2 lít nhưng công suất mạnh hơn loại 3,2 lít cũ nhờ công nghệ tăng áp kép. Động cơ này đang lắp trên Ranger và Everest - lý do chính để giá Everest giảm xuống và bán chạy kỷ lục trong năm nay.

Xe sang động cơ ngày càng nhỏ

BMW mới đây có sản phẩm 5-Series mới. Phiên bản 520i sử dụng động cơ 1,6 lít thay vì loại 2 lít như trên đàn em 320i. Động cơ này cho công suất 170 mã lực, thấp hơn 14 mã lực so với bản 2 lít.

Ngoài ra, cũng trong đầu năm 2019, hãng xe Đức còn bổ sung phiên bản sDrive18i của mẫu X2, sử dụng động cơ chỉ 1,5 lít, công suất 140 mã lực và mô-men xoắn 220 Nm. Những động cơ nhỏ như vậy chỉ được BMW áp dụng cho một vài thị trường nhất định.

{keywords}
Lamborghini Urus

Lamborghini - hãng siêu xe gắn bó với những cỗ máy hút khí tự nhiên - cũng phải thay đổi. Mẫu SUV Urus vừa được nhập về Việt Nam cuối năm 2018 là mẫu xe đầu tiên và duy nhất sử dụng động cơ tăng áp kép V8 dung tích 4 lít. Công suất động cơ 650 mã lực, cao hơn cỗ máy V10 dung tích 5,2 lít hút khí tự nhiên trên mẫu Huracan.

Land Rover nổi tiếng với những mẫu SUV hầm hố cùng khả năng offroad tốt cũng dần sử dụng động cơ nhỏ trên những mẫu xe mới. Range Rover Velar phiên bản P250 về nước ngày một nhiều. Bản này có động cơ 2 lít với công suất 247 mã lực và mô-men xoắn 365 Nm. Loại động cơ 2 lít cũng đang được lắp trên Range Rover Evoque tại Việt Nam và trong tương lai có thể là Range Rover Sport và Discovery Sport.

(Theo Autopro)

Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

o

Công suất động cơ xe VinFast: 2.0 nhưng mạnh mẽ như 3.0

Công suất động cơ xe VinFast: 2.0 nhưng mạnh mẽ như 3.0

Được phát triển từ nền tảng động cơ tốt nhất thế giới của BMW, qua sự tinh chỉnh của AVL (Áo), hãng thiết kế động cơ số 1 thế giới - dòng xe VinFast Lux đã tăng áp và tiết kiệm nhiên liệu vượt trội: