Tai nạn giao thông thường xảy ra vào những thời điểm không ngờ tới, đặc biệt trong những chuyến đi xa. Khi gánh vác vai trò đảm bảo sự an toàn của cả đoàn, tài xế không chỉ cần tập trung làm chủ phương tiện, mà việc giữ tư thế ngồi lái đúng cũng quan trọng không kém. Chuyên gia đào tạo lái xe an toàn từ Toyota đã chia sẻ 3 "không" về tư thế lái xe cần lưu ý tới tài xế, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho người ngồi cùng xe.

Không duỗi thẳng tay khi cầm bánh lái

Nhiều người thường có thói quen điều chỉnh ghế ngồi khá xa vô lăng vì muốn có được khoảng cách chân thoải mái suốt đoạn đường dài. Tuy nhiên, khoảng cách ghế quá xa sẽ khiến tay cầm bánh lái quá căng, gây khó khăn trong việc phản ứng đánh lái nhanh khi gặp chướng ngại vật hay trong những tình huống khẩn cấp. Tài xế cần chắc chắn tay cầm bánh lái phải có độ cong khoảng 120 độ. Để kiểm tra, tài xế có thể đặt tay lên điểm cao nhất của vô lăng, nếu vẫn thấy thoải mái trong khi lưng không rời thân ghế là tư thế ngồi đúng.

Khoảng cách chân hợp lý, không duỗi thẳng

Chuyên gia nhấn mạnh, khoảng cách giữa bàn chân đạp phanh và đầu gối phải có độ cong nhất định để tạo tư thế cân bằng, chắc chắn khi phanh gấp trong tình huống khẩn cấp. Cụ thể, khi nhả bàn đạp phanh, độ cong của gối gập nên là 120 độ trong khi phần lưng và mông vẫn vuông góc, tì vào thân ghế.

{keywords}
 Hình ảnh tư thế ngồi trong video

Không để cột vô lăng che bảng đồng hồ

Chiều cao vô lăng nên điều chỉnh ở vị trí người lái có thể quan sát được bảng đồng hồ rõ nhất. Khi tay cầm vô lăng, tay phải thấp hơn vai. Góc cầm vô lăng nên vào khoảng 3-9h. Góc cầm này sẽ giúp người lái dễ vận hành xe ở bất kỳ tình huống nào như: đi thẳng, rẽ phải hoặc trái, thậm chí ngay cả trong trường hợp phanh gấp hoặc cần phải tăng tốc.

3 điều trên là nội dung được nhắc đến trong video hướng dẫn “Tư thế lái xe an toàn” - 1 trong 4 video hướng dẫn an toàn khi lái xe do Toyota Việt Nam thực hiện. Chuỗi video là một hoạt động thuộc khuôn khổ chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT) 2020 của Toyota Việt Nam.

Video tư thế lái xe

Ngoài video “Tư thế lái xe an toàn”, các video khác như “Điểm mù khi lái xe”, “Kỹ năng chân ga, chân phanh” cũng mang lại những nội dung hữu ích giúp người xem, giúp họ có thể kiểm soát phương tiện trước khi khởi hành và trong khi tham gia giao thông. Bên cạnh chia sẻ những kiến thức thiết thực, chuyên gia Toyota đặc biệt lưu ý các tài xế phải tuyệt đối giữ quy tắc “tư duy an toàn” trong mọi trường hợp để giảm thiểu những tình huống nguy hiểm.

Năm 2020, Toyota Việt Nam lựa chọn phát hành rộng rãi chuỗi video về ATGT trên các kênh thông tin đại chúng. Các video có hình thức thể hiện trực quan, đề cập tới nhiều câu chuyện, tình huống thường gặp của người dân trong quá trình di chuyển trên đường phố. Đại diện Toyota Việt Nam chia sẻ, đây sẽ là phương thức giúp chiến dịch dễ dàng tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, đồng thời lan tỏa thông điệp và kêu gọi người dân thể hiện lối sống hiện đại, văn minh.

Không chỉ được biết đến là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vận tải, nhiều năm qua, Toyota Việt Nam đồng hành tích cực cùng các cơ quan, tổ chức nhà nước, thực hiện nhiều chương trình xã hội thiết thực. Đại diện Toyota Việt Nam cho biết, bên cạnh chuỗi video được phát sóng trực tuyến, nhiều hoạt động khác nằm trong khuôn khổ chiến dịch cũng lần lượt được triển khai cho đến hết năm 2020.

Trong đó, có thể kể đến chiến dịch truyền bá thông điệp ATGT bền vững trên kênh VOV Giao thông; chương trình giáo dục "Toyota cùng em học an toàn giao thông" dành cho cấp học sinh tiểu học được triển khai hàng năm; hay mới đây là chương trình truyền hình trực tiếp với chủ đề về ATGT mang tên “Người bạn đường” được phát sóng vào ngày 15/11/2020 trên kênh VTV6, hướng tới chia sẻ những câu chuyện về văn hóa khi tham gia giao thông, cách ứng xử trên đường để cùng nhau hướng tới 2 chữ “an toàn”.

Truy cập website: http://www.toyotavn.com.vn/ hoặc Youtube: https://www.youtube.com/user/ToyotaMotorVietnam để xem thêm những video khác về các phương pháp xử lý các tình huống lái xe an toàn và chuyên nghiệp.

Doãn Phong