Với mong muốn chế tạo máy bay trực thăng để giúp cho những công việc nông nghiệp, cứu hoả, ông Thoả đã tự mày mò và lắp ghép chiếc máy bay trực thăng có 1-0-2.

Ông Lê Văn Thoả (51 tuổi) - chủ một xưởng cơ khí đóng tại địa bàn thị trấn Quỳ Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) là người đã táo bạo tự mày mò, sáng chế ra chiếc trực thăng có 1-0-2 nói trên.

{keywords}

Chiếc máy bay tự sáng chế của ông Thoả.

Ông kể, cách đây hơn 1 năm, tình cờ ông thấy trên mang có video quay cảnh một cụ ông khoảng 70 tuổi tự sáng chế ra chiếc trực thăng và tự điều khiển bay lượn trên bầu trời.

Xem xong, ông Thoả ngạc nhiên vì tính sáo tạo của cụ ông này rồi ý định sẽ "thử làm, biết đâu mình cũng thành công".

{keywords}

Ông Thoả trên chiếc máy bay độc đáo của mình.

Nghĩ là làm, ông Thoả bắt đầu lên mạng tìm hiểu cách hoạt động, chế tạo máy bay trực thăng để sản xuất 1 chiếc cho riêng mình.

Từ khi bắt đầu có ý định, ông Thoả nghĩ đến sẽ thiết kế làm sao chiếc trực thăng sẽ tiện dụng và có ích nhất. Ông mong chiếc máy bay sẽ có thể giúp người dân làm nông nghiệp như phun thuốc, hoặc tham gia chữa hoả hoạn, cháy rừng.

Với kinh nghiệm dày dặn sửa chữa súng đạn ở quân đội, hơn 25 năm làm nghề cơ khí, ông Thoả không khó để thiết kế chiếc máy bay và lắp ráp động cơ máy.

{keywords}

Ông Thoả đã mua phần máy của 1 ô tô hết niên hạn và một số chi tiết phục vụ cho việc chế máy bay.

Ông Thoả cho biết, do kinh phí ít nên ông phải tận dụng các chi tiết cũ để chế tạo máy bay. Như phần động cơ máy bay, ông đã mua lại của chiếc xe 4 chỗ hết niên hạn sử dụng.

Còn bánh máy bay là của xe máy Attila. Những phần còn lại như đèn, bảng thông số, phanh hệ thống lái... đều được ông tìm mua và tận dụng đồ cũ của các xe ô tô, xe máy.

Sau nhiều tháng mày mò, hiện chiếc máy bay của ông Thoả đã hoàn thiện khoảng 70%. Theo thiết kế, chiếc máy bay này dài 3,5m, cao 2,7m, chỗ rộng nhất ở thân là 2,2m. Quạt nâng máy bay ở trên đỉnh có sải cánh 5m.

Dự tính khi hoàn thành, máy bay này có thể đạt độ cao tối đa 300 m, tốc độ tối đa theo tính toán có thể đạt 100 km/h và nhiên liệu để hoạt động liên tục trong 3 giờ.

{keywords}

Phần quan trọng nhất chính là phần cánh máy bay để làm sao nâng được toàn bộ thân máy.

Máy bay cũng có thể mang được khoảng 2 tạ vật dụng đi theo. Ước tính chi phí khi hoàn thiện máy bay là khoảng 120 triệu đồng.

Cũng theo ông Thoả, bộ phận quan trọng nhất để máy bay có thể cất cánh chính là chi tiết ruột xoắn của đầm dùi thông qua hệ thống bánh răng giảm tốc trên đỉnh cánh.

Với hệ thống này, phi công sẽ điều khiển từ chuyển động ngang sang chuyển động dọc cho cánh máy bay hoạt động và có thể bẻ góc lái.

"Tôi đã thử điều khiển máy bay chạy tốc độ 70 km/h trên đường. Nhưng tiếc là lúc khởi động thử thì bộ phận cánh quạt đẩy bị gãy do chất liệu chưa đạt yêu cầu", ông Thoả nói.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết rất hoan nghênh và trân trọng sự sáng tạo của mỗi người dân.

Tuy nhiên, sản phẩm chế tạo máy bay thì phải được cấp phép, phải xin ý kiến của các cơ quan chức năng trước khi đưa vào thử nghiệm.

{keywords}

Sau nhiều tháng mày mò, hiện chiếc máy bay này đã hoàn thiện 70%.

{keywords}

Ông Thoả lắp gương cho máy bay của mình để dễ quan sát.

{keywords}

Phần vỏ máy bay được thiết kế khá đơn giản với mảnh tôn gắn bằng vít vào khung.

{keywords}

Bánh máy bay là bánh của xe Atila.

{keywords}

Bảng hiển thị các thông số.

Ông Thỏa cho biết, năm 2015 đã từng sáng chế ra máy doa lỗ di động. Ở nước ngoài, một máy doa có thể mất tới 500 triệu đồng nhưng ông Thoả sản xuất chỉ mất có 50 triệu để hoàn thiện và hoạt động tốt.

Chiếc máy này hiện đã được Bộ KH&CN cấp bằng sáng chế.

Ông Thoả cũng đã chế tạo thành công máy tiện đá, máy búa rèn, máy cắt đá bằng dây phục vụ cho các cơ sở khai thác đá trên địa bàn, cùng nhiều cơ sở chế tạo máy móc trong và ngoài tỉnh.


(Theo Trí Thức Trẻ)