Chăm sóc khách hàng - yếu tố tiên quyết

Trong thời đại công nghệ 4.0, chưa bao giờ việc chăm sóc khách hàng lại có nhiều yếu tố thuận lợi như hiện nay. Từ Email, facebook, Hotline, Video Call…, tất cả đang mang lại lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Song thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng đúng và triệt để những công cụ hữu hiệu này để phát triển doanh nghiệp, cũng như thương hiệu của mình.

Theo kết quả  của một cuộc khảo sát, có hơn 78% khách hàng cho rằng các công ty nước ngoài có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Tỉ lệ đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ được lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp.

Ngoài ra, khi được hỏi về tầm quan trọng của dịch vụ chăm sóc khách hàng đối với việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, 80% công ty tham gia khảo sát cho rằng dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng trong văn hóa của công ty họ.

Về vấn đề  này, ông Phạm Văn Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Lâm Tùng chia sẻ:“Chất lượng hàng hóa tốt bao nhiêu nhưng việc chăm sóc khách hàng bị bỏ ngỏ, thì mọi nỗ lực gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp đều không đạt kết quả”.

Cách đây chưa đầy 10 năm, khi cả thế giới, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển đã sử dụng xe nâng người tự hành phục vụ thi công các hạng mục cao tầng, thì tại Việt Nam, chúng ta vẫn chủ yếu sử dụng giàn giáo gỗ, sắt… cho dù tiết kiệm được chi phí, song đổi lại, công nhân Việt Nam đối mặt với nguy hiểm với các vụ tai nạn lao động thương tâm. Không ít người lao động đã chấn thương sọ não, gãy cột sống, xương sườn hay bị điện giật khi thi công trên cao mà không đảm bảo an toàn. Chính điều này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và dứt khoát đặt ra những yêu cầu khắt khe với đơn vị thi công. Nhu cầu sử dụng xe nâng người tự hành ngày càng nhiều, trong khi cung không đủ cầu.

 “Bán hàng không chỉ để bán được hàng, mà còn dịp để khách hàng tìm hiểu về công ty mình, thương hiệu của mình, cũng như biết được tầm nhìn, cũng như sứ mệnh của một công ty non trẻ như Lâm Tùng”, ông Tùng chia sẻ.

Có được hàng hóa tốt mà không biết bán hàng, không biết chăm sóc khách hàng thì sự đầu tư đó cũng không đúng chỗ. Sau thời gian vất vả ban đầu, Giám đốc Tùng cùng CBCNV công ty đã định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng có với những khâu mấu chốt quyết định sự phát triển doanh nghiệp, trong đó có dịch vụ chăm sóc khách hàng.

{keywords}
Thiết bị xe nâng tự hành Lâm Tùng có mặt tại nhiều công trình cao tầng

Với máy móc cơ khí, chỉ cần thao tác sai hay lắp đặt không đúng, xe có thể gặp sự cố. Khách hàng sẽ ngay lập tức phản hồi lại với công ty. Nếu khâu chăm sóc khách hàng chỉ biết nhận thông tin và xử lý chậm, thì rõ ràng hình ảnh doanh nghiệp sẽ ngay lập tức đi xuống. Đó là điều không thể tồn tại ở một doanh nghiệp muốn phát triển. “Cần bằng mọi cách hỗ trợ khách hàng khi có sự cố. Ngoài ra, với những hạng mục thi công phức tạp và có tính nguy hiểm cao, nhân viên sẽ vận hành thiết bị cùng bên thi công. Suốt những năm tháng qua, Lâm Tùng đã chăm sóc khách hàng bằng hành động cụ thể, thiết thực, không để chậm tiến độ vì sự cố thiết bị. Điều đó đang làm nên thương hiệu Xe nâng tự hành Lâm Tùng”, ông Tùng tự hào nói

{keywords}
Công ty Lâm Tùng tại KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên

Trở thành triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ qua 5 năm, xe nâng người tự hành Lâm Tùng vượt qua nhiều sự cạnh tranh, có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Đà Nẵng, Nha Trang, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…. Mới đây, trước nhu cầu ngày càng cao của các khu công nghiệp, chế xuất, Công ty Lâm Tùng tiếp tục mở thêm chi nhánh mang tên AVINA tại QL 51 Long Thành - Đồng Nai, phục vụ các công trình lớn khu vực phía nam.

{keywords}
Công ty AVINA,  chi nhánh của Công ty Lâm Tùng tại Đồng Nai

Để “khách hàng gặp một lần mà nhớ mãi” như hiện nay, Công ty Lâm Tùng đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp mình, mỗi nhân viên công ty phải biết rõ quyền lợi với trách nhiệm của mình khi làm việc.

Trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, hình ảnh của doanh nghiệp thường đọng lại trong tâm trí “Thượng đế” không phải là sản phẩm, mà chính là sự ân cần, chia sẻ và chăm sóc khách hàng tốt. “Cho đi để nhận lại nhiều hơn” là phương châm làm việc của Lâm Tùng.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chăm sóc khách hàng có yếu tố vô cùng quan trọng trên chặng đường phát triển, không đòi hỏi quá nhiều công sức, nhưng công việc này đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích không hề nhỏ.

Doãn Phong