Báo vừa có bài phân tích rõ tại sao các loại thiết bị cảnh báo, phát hiện máy bắn tốc độ ở Việt Nam không phát huy được hiệu quả. Hãy cùng "điểm danh" lại 3 tử huyệt của loại sản phẩm này, để thấy rằng mọi thông tin quảng bá về thiết bị đều chỉ là thổi phồng, đánh lừa người tiêu dùng mà thôi!

{keywords}

Lắng xuống một thời gian, loại thiết bị cảnh báo, phát hiện máy bắn tốc độ lại rộ lên khi vài trang mạng quảng cáo "rất kêu", đảm bảo hiệu quả 100%. Đây là một mẫu thiết bị cảnh báo, phát hiện máy bắn tốc độ khá phổ biến. Nhưng tại Việt Nam, nó hoàn toàn... vô dụng. Sở dĩ các thiết bị này không có tác dụng vì "dính" phải 3 tử huyệt chính, khiến thiết bị không phát huy được hiệu quả.


{keywords}

Tử huyệt đầu tiên là lực lượng chức năng ở nước ta thường dùng máy bắn tốc độ cầm tay, có tính cơ động cao và khi bắn thì máy mới phát ra tia sóng. Khi ấy, thiết bị có phát hiện ra thì cũng đã muộn, vì hành vi đi quá tốc độ đã bị chụp lại


{keywords}

Tử huyệt thứ 2 là nhiều loại thiết bị phát hiện không tương thích tia sóng với các loại máy bắn tốc độ ở Việt Nam, nên nhiều lúc, thiết bị cũng không phát hiện ra để cảnh báo cho lái xe

{keywords}

Tử huyệt thứ 3 là sự bất tiện, khó chịu vì thiết bị báo động nhầm, do gặp các máy viễn thông, điện tử phát tia sóng trùng với tia của máy bắn tốc độ.


{keywords}

Đây cũng là một mẫu thiết bị báo động, cảnh báo máy bắn tốc độ khá nhỏ gọn. Tất nhiên, khi áp dụng vào thực tế, những mẫu thiết bị như thế này đều bị các lái xe Việt đánh giá là "vô dụng"


{keywords}

Bộ phụ kiện đi kèm loại thiết bị "vô dụng" đối với xe hơi.

{keywords}

Các thông tin quảng cáo sản phẩm gần đây nói rằng "đảm bảo hiệu quả 100%" đều là thổi phồng, với mục đích "móc túi" người tiêu dùng.

{keywords}

Cách tốt nhất để "chống" máy bắn tốc độ không phải là đặt niềm tin vào những thiết bị này, mà là ý thức lái xe an toàn, tuân thủ quy định và tốc độ cho phép.

(Theo An ninh Thủ đô)