Ngày nay rất nhiều đại gia, tỉ phú thường rời quê hương và đến một nơi khác sống để bảo vệ tài sản của họ.

Những quốc gia mà họ thường đến là: Cộng hòa Síp, Tây Ban Nha và Úc. Họ đến đây sống và thường định cư luôn tại đây.

Hiện nay, các chương trình đầu tư nhập cư thường có sẵn ở khoảng 20 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó có Mỹ, Châu Âu, và các quốc gia ở vùng biển Caribbean.

Trong những năm gần đây, "đã có nhiều người giàu có trên thế giới yêu cầu xin visa đầu tư. Rất nhiều chương trình đầu tư thu hút đông đảo những đại gia, tỉ phú có tài sản ròng cao”, theo một báo cáo của Arton Capital.

Bàn luận về vấn đề này, Mykolas Rambus, CEO của Wealth-X cho biết: “Đó là bởi vì các chương trình này là khá hợp lý với thế giới của những người giàu có. Số tiền đầu tư bắt buộc dao động từ 500.000 USD đến vài triệu đô la và thường chiếm "một phần rất nhỏ trong giá trị ròng của họ”.

{keywords}

Ảnh minh họa

Ví dụ, ở Bulgaria, các nhà đầu tư phải đầu tư 700.000 USD vào trái phiếu Chính phủ trong 5 năm. Trong khi ở St. Kitts & Nevis, vùng Caribean, họ phải đầu tư 400.000 USD vào bất động sản hoặc ngành mía đường của quốc gia này. Nhiều quốc gia khác thì yêu cầu họ mua cả khối bất động sản, gửi vài triệu USD vào ngân hàng trong nước, hoặc đầu tư vào các dự án hỗ trợ việc làm.

Khoảng một thập kỷ trước, những chương trình đầu tư này tồn tại rất ít. Tuy nhiên hiện giờ, khi các quốc gia mới nổi đang gia nhập cuộc cạnh tranh toàn cầu, thì có khoảng 20.000 người giàu có đang đổ xô tham gia vào các chương trình đầu tư này, với hy vọng có thể bảo toàn tài sản của họ.

Thêm vào đó, thuế thu nhập thấp hơn cũng là một lợi thế giúp họ tăng cường tham gia vào các chương trình này. Đồng thời, cũng có rất nhiều người tìm cách tránh thuế thừa kế. Trong 3 thập kỷ tiếp theo, con cháu của những đại gia, tỉ phú này sẽ được thừa kế khoảng 16.000 tỉ USD.

Mặt khác, gia đình của các đại gia này cũng có những ưu đãi khác, bao gồm: cơ hội học tập tốt hơn, mong muốn thoát khỏi những bất ổn chính trị trong nước, du lịch miễn phí visa tới nhiều quốc gia, hoặc cũng có thể là nhu cầu với mức sống cao hơn, Armand Arton, Chủ tịch của Arton Capital cho biết.

Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư nhập cư đều đến từ Trung Đông, tiếp theo là Ấn Độ,Trung Quốc.

Do những bất ổn chính trị trong nước, cho nên có rất nhiều người Nga quan tâm về những chương trình đầu tư này, ông Arton cho biết.

Hiện tại, châu Âu vẫn là điểm đến được ưu chuộng nhất, tiếp theo là các quốc đảo ở Caribbean - nơi mà một số quốc gia ở đây không đánh thuế thu nhập cá nhân, lợi nhuận vốn và thuế thừa kế.

Các nhà đầu tư Trung Đông thường lui tới hai khu vực này để bảo vệ tài sản của họ. Các nhà đầu tư Trung Quốc hiện đang gặp những khó khăn khi Mỹ đang ngừng cấp visa đầu tư cho họ.

Trên thực tế, hiện nay, Trung Quốc chiếm 80% các chương trình đầu tư nhập cư ở Mỹ, theo một phân tích dữ liệu của CNNMoney từ Chính phủ Mỹ.

(Theo CNN/ Một thế giới)