- Vốn cho vay vùng Tây Bắc nhiều, thậm chí giải ngân không hết. Không lo thiếu vốn nhưng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn tất tả lo mở lối tín dụng. Tín dụng lên Tây Bắc phải gánh, phải cõng, chứ không thể bơm chảy suôn sẻ như dưới xuôi.

Hàng loạt các chuyến đi công tác dày đặc tới những vùng miền khó khăn nhất trên đất nước và hàng loạt những điều chỉnh về chính sách tín dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn là minh chứng cho nỗ lực mở rộng lối tín dụng lên vùng cao của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong 5 năm qua.

Quyết luôn tại ruộng

Như thường lệ, trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Bắc mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có chuyến thực đại hai ngày đến các hộ gia đình, doanh nghiệp đã vay vốn hoặc đang có nhu cầu vay vốn để xem xét những vướng mắc và lắng nghe đề xuất về nhu cầu tín dụng từ thực tế.

Tại Công ty CP Đông Ấn, bà Đỗ Thị Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT cho biết, dự án trồng hơn 700ha vầu làm tăm chân hương xuất khẩu sang Ấn Độ và 200ha đất trồng cây bạc hà chiết xuất tinh dầu xuất khẩu sang Nhật Bản đang rất gặp rất nhiều khó khăn.

Đã ở tuổi nghỉ hưu, bà cùng chồng rời Hà Nội lên Sơn La để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. DN đã bỏ vốn đầu tư giai đoạn đầu nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn để xây dựng xưởng sản xuất chế biến và mở rộng vùng nguyên liệu do chưa có tài sản bảo đảm trên đất nên chưa đủ điều kiện để vay vốn.

{keywords}

Vốn cho vay vùng Tây Bắc nhiều, thậm chí giải ngân không hết.

Với trường hợp này, ngay lập tức, Thống đốc yêu cầu giám đốc NHNN Sơn La cùng 3 NHTMNN Agribank, BIDV và VietinBank phải ngồi lại với nhau và phối hợp với chính quyền địa phương, bàn kỹ, tư vấn giúp DN xây dựng một phương án khả thi có lộ trình, bước đi cụ thể.

"Các NH giúp DN xác định nguồn vốn phù hợp rồi sớm cho vay, hoặc đồng cho vay, có thể theo chương trình vay thí điểm theo chuỗi liên kết mà Chính phủ đang triển khai", Thống đốc chỉ đạo

Ông Lò Văn Quân - Tổ trưởng Tổ vay vốn, Bản Phiêng Tiến, xã Phiêng Luông, Mộc Châu, Sơn La cho biết, số tổ viên vay vốn trong tổ đã tăng lên 41 người với mức vay bình quân 30- 50 triệu đồng/hộ, với tổng dư nợ 1,42 tỷ đồng. Hiện tại nhu cầu vay vốn thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo vẫn rất cao. Ông Quân cũng kiến nghị nâng hạn mức cho vay giải quyết việc làm từ hạn mức 20 triệu hiện tại và cho vay nhiều hơn, thời hạn dài hơn đối với công trình nước sạch vệ sinh môi trường.

Bà Lò Thị Viên, dân tộc Thái ở bản Phiêng Hạ, xã Phiêng Luông, H.Mộc Châu, Sơn La cũng mong muốn 50 triệu đồng của NHCSXH để đầu tư 6.000 m2 đất trồng chè, mở rộng chăn nuôi và thả cá.

Nói chuyện với ông Lò Văn Quân, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ: "Cho vay hộ nghèo vừa được nâng từ 30 triệu lên 50 triệu trong năm 2014. Chính sách như vậy cũng là mạnh dạn lắm rồi. Còn chương trình cho vay giải quyết việc làm là của liên bộ, Thống đốc Bình đã ghi nhận ý kiến và khẳng định sẽ để xuất nghiên cứu sửa đổi để dân người dâncó thể vay nhiều hơn và có thể thoát nghèo nhanh hơn.

Tầm nhìn mới từ những chuyến thực tế

Năm 2014, giữa hàng loạt vấn đề nóng: nợ xấu, tái cơ cấu, lãi suất... Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng có nhiều chuyến công tác địa phương như các tỉnh Tây Nguyên hay Tây Nam Bộ để ghi nhận và giải quyết luôn và ngay những vướng mắc trên thực tế.

{keywords}

Tín dụng lên Tây Bắc phải gánh, phải cõng, chứ không thể bơm chảy suôn sẻ như dưới xuôi.

Các vấn đề như nợ quá hạn của các công ty cà phê, DN thủy sản, đồng vốn tái canh cây cà phê, thay thế cây già cỗi... đều được giải quyết ngay, luôn có khi ngay tại đầu bờ ruộng của nhà dân. Trong mọi quyết định của mình,

Thống đốc luôn khẳng định, vốn cho nông nghiệp không thiếu, luôn sẵn sàng và NHNN cho phép các NH tính toán mở rộng chi nhánh tại các địa bàn này. Riêng với Tây Bắc, Thống đốc khẳng định NHNN đang tích cực chuyển vốn lên vùng này. Ông cho biết, cần có một cách nhìn mới, tầm nhìn mới đối với khu vực Tây Bắc.

"Tây Bắc gần mà xa, xa mà gần. Xét về địa lý, Tây Bắc khá xa so với Hà Nội, nhưng trên thực tế Tây Bắc gần gũi với đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất hàng ngày đối với miền xuôi. Tín dụng lên Tây Bắc phải gánh, phải cõng, chứ không thể bơm chảy suôn sẻ như dưới xuôi".

Thống đốc cho rằng, với những trưởng hợp DN đầu tư trên địa bàn gặp khó khăn, các NH có thể đưa vào chương trình vay thí điểm. NHNN sẵn sàng hỗ trợ các NHTM có như thế mới vượt qua được rào cản tài sản thế chấp. Chứ còn nếu cơ chế cho vay bình thường thì các NH cũng rất ái ngại.

Mặc dù vậy, Thống đốc cũng nhấn mạnh, đối với các dự án thí điểm, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng. Có rất nhiều dự án, NH có tích đến mấy, DN có tích cực đến mấy, nếu chính quyền địa phương không tích cực cũng, thì nói cho dân dã là: cũng "lên bờ xuống ruộng".

"Thế nhưng bất kỳ ở đâu, khó mấy thì khó, nếu chính quyền địa phương hỗ trợ, cộng thêm cái hỗ trợ của NH, công thêm nỗ lực của DN nữa, tôi thấy đều vượt qua được hết. Thiếu chính quyền địa phương vào cuộc một cách tích cực thì dù dự án rất khả thi nhưng cuối cùng thì nó vẫn dở dang, không đi đến hiệu quả".

Bên cạnh đó, Thống đốc cũng nhấn mạnh vai trò của người dân địa phương: "Bà con ở vùng này đều quan tâm đến dự án. Và khi người dân coi đây là dự án của mình, còn DN là tổ chức sản xuất, thì tính liên kết, tính trách nhiệm của bà con, rồi của chính quyền địa phương đối với dự án mới thực sự lớn, DN sẽ thành công".

Lê Hà