- Từ 2016, thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN còn 40%; đến 2018, thuế nhập khẩu về 0% thì xe lắp ráp trong nước có khi còn đắt hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Lắp ráp đắt hơn nhập khẩu

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để ra mục tiêu đưa công nghiệp ô tô trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, đáp ứng phần lớn nhu cầu về xe trong nước vào năm 2030.

Thế nhưng, khi chiến lược và quy hoạch ra đời là lúc nhiều DN tính bỏ sản xuất chuyển sang nhập khẩu.

Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam cho biết, trong bối cảnh sản xuất trong nước chưa đủ mạnh, số lượng nhà cung cấp linh kiện nội địa hóa chưa nhiều, thì việc nhập khẩu phụ tùng linh kiện về để lắp ráp rất tốn kém. Đến 2018, khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm còn 0%, việc nhập linh kiện về lắp một mẫu xe còn khiến giá xe cao hơn việc nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia hay Malaysia.

{keywords}

Khi thuế nhập khẩu về 0% thì lắp ráp xe trong nước có khi đắt hơn nhập nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Cũng theo ông Yoshihisa Maruta, để sản xuất một mẫu xe, cần thời gian chuẩn bị 3 năm. Lấy thời điểm 2018 làm mốc, trừ lùi đi thì 2015 là lúc các DN sẽ phải quyết định đầu tư nếu muốn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên các chính sách cụ thể để khuyến khích DN đầu tư sản xuất nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô đến nay vẫn chưa có, vì vậy tất cả các DN ô tô vẫn chưa thể đưa ra quyết định.

Các DN ô tô cho rằng, khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0% thì chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn Thái Lan, Indonessia từ 20-30% khiến xe sản xuất lắp ráp trong nước khó cạnh tranh với xe nhập khẩu. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, Chính phủ cần có chính sách cụ thể bù đắp chênh lệch về chi phí sản xuất cho xe trong nước. Cùng với đó là giảm thuế phí và các thủ tục hành chính rườm rà nhằm hỗ trợ cho thị trường trong nước đạt quy mô tiềm năng.

Đến nay các chính sách cụ thể vẫn đang được các cơ quan chức năng soạn thảo. Tuy nhiên, một số DN cho biết, chính sách chỉ hướng tới việc xây dựng lại cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc.

{keywords}

Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc hay ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cùng dung tích động cơ là như nhau

Nâng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nhập?

Hiện tại thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc hay ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cùng dung tích động cơ là như nhau và không có sự phân biệt, nhưng thời điểm tính thuế đối với xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước khác nhau, nên tiền thuế của xe sản xuất, lắp ráp trong nước phải nộp cao hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nhập khẩu nguyên chiếc là ở ngay khâu nhập khẩu, tức là theo giá CIF đã có cước và phí bảo hiểm. Trong khi đó, với xe lắp ráp trong nước, thời điểm tính tiêu thụ đặc biệt là khi bán ra cho đại lý. Nghĩa là, mức giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã cộng thêm cả lợi nhuận của DN, cước vận chuyển từ nơi sản xuất đến đại lý và một số chi phí khác như quảng cáo...

Với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như đang áp dụng, giá xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc tương đương sẽ chênh lệch nhau khoảng 5%. Các DN cho biết, dù giải quyết được vấn đề này, vẫn chưa đủ khỏa lấp chênh lệch lớn giữa xe nhập khẩu nguyên chiếc và xe lắp ráp trong nước.

{keywords}

Tiền thuế của xe sản xuất, lắp ráp trong nước phải nộp cao hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxukhi cho biết, một số DN ô tô có đề xuất tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên hóa đơn nhập khẩu. Tức là cùng áp dụng mức thuế suất như nhau, nhưng căn cứ vào hóa đơn nhập khẩu để tính. Nếu DN nào sử dụng nhiều linh kiện xuất trong nước, nhập khẩu ít thì thuế sẽ thấp và ngược lại. Chính sách này các nước như Thái Lan, Malaisia thực hiện từ lâu rồi, nhưng cũng không biết có được chấp nhận hay không, đến nay cũng không rõ như thế nào.

Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải thì lộ trình giảm thuế theo cam kết gia nhập AFTA với ô tô đang đến gần, vì vậy cần sớm đưa ra định hướng cho nhà sản xuất yên tâm. Mục tiêu của phát triển công nghiệp ô tô là đẩy mạnh và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Muốn vậy phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trước hết cần duy trì được sự tồn tại của các DN lắp ráp ô tô. Không có lắp ráp không thể có sản xuất linh kiện.

"Sự thành công của ô tô Hàn Quốc cho thấy, nếu không có DN lắp ráp như Hyundai, Kia ... sẽ không bao giờ có công nghiệp hỗ trợ. Nếu DN thấy lắp ráp không hiệu quả bỏ đi thì mọi chiến lược hay quy hoạch đều chấm hết', ông Dương nói

Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, tới 2018 nhập xe nguyên chiếc về bán dễ dàng hơn là nhập linh kiện về, gỡ ra rồi lại lắp lại. Từ 2016 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm còn 40%, các nhà sản xuất sắp phải đưa ra quyết định cho riêng mình mà không thể chờ đợi.

Mới đây, ông Brett Wheatley, Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị bán hàng và dịch vụ của Ford châu Á Thái Bình Dương cho biết, các chính sách phát triển sản xuất ô tô của Việt Nam vẫn chưa đủ để cho phép các DN đẩy mạnh đầu tư vào đây, vì vậy cách lựa chọn tốt nhất để chiếm lĩnh thị trường là nhập xe nguyên về phân phối.

Thực tế cho thấy với phân khúc xe pick up, trước đây có một số DN ô ô lắp ráp, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng sau khi thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống còn 5%, đến nay không còn DN nào lắp ráp nữa mà chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối.

Trần Thủy