- Dọc Đại lộ Thăng Long, nhiều người tận dụng những diện tích bỏ trống chưa có công trình xây dựng để trồng rau sạch. Những vườn rau bám đường cao tốc dài cả km không chỉ đủ cung cấp cho gia đình mà còn để đem ra chợ bán.

Đại lộ Thăng Long, con đường được cho là đẹp nhất Việt Nam, dường như 'sinh động' hơn khi người dân hai bên đường tranh thủ những lúc nhàn rỗi ra xới đất trồng rau tạo nên những vườn rau sạch thuộc hàng 'kỷ lục' hiếm có.

Bà Nguyễn Thị Mơ (Đồng Trúc - Thạch Thất - Hà Nội) chia sẻ, gia đình bà trồng rau ở dải phân cách của đại lộ Thăng Long đã gần 2 năm, bà không có ý định phá hàng rào dải phân cách để làm, chỉ mượn vài mét đất rồi phát hoang cỏ dại để trồng mấy luống rau cho gia đình.

Bà Lê Thị Bích ở thôn 5 Thạch Hòa - Thạch Thất - Hà Nội còn tự nhận là người tiên phong trồng rau sạch trên dải phân cách ở con đường này.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Dọc Đại lộ Thăng Long, nhiều người tận dụng những diện tích bỏ trống chưa có công trình xây dựng để trồng rau sạch

Bà nói: "Tôi là người "đầu têu" trồng rau trên dải phân cách đại lộ đi qua địa phận này, nhiều người từ đó cũng học theo. Đến nay diện tích trồng rau sạch ở đây ngày càng nở rộ. Xung quanh đây người dân không còn phải đi chợ mua rau".

Với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bình, Hoài Đức - Hà Nội, trồng tới hàng chục mét chiều dài dải phân cách rau sạch, ngoài su hào, bắp cải, cải thìa... ông trồng thêm những loại rau đặc biệt như cải Nhật và một số loại rau sam, sắng, cà bốp, là những loại rau rừng từ lâu trở thành đặc sản ít người có cơ hội được thưởng thức.

Việc trồng rau sạch trên dải phân cách đại lộ Thăng Long ngày càng được người dân mở rộng. Tính riêng đoạn đường đi qua địa bàn Đồng Trúc - Thạch Thất đã có đến hàng km dải phân cách trải dọc được người dân trồng rau sạch.

{keywords}

{keywords} Những vườn rau bám đường cao tốc dài cả km không chỉ đủ cung cấp cho gia đình mà còn để đem ra chợ bán.

Trồng nhiều ăn không hết, sợ lãng phí, nhiều người đã mang rau sạch ra chợ bán. Chợ quê, người mua thường là người nông dân, có lẽ ai cũng nhận biết được đâu là rau sạch: rau cằn cỗi, còi cọc, trên có lốm đốm những nốt sâu ăn. Mỗi lần người dân mang ra chợ bán, rau rất đắt hàng mà lại được giá cao hơn giá rau thông thường ngoài chợ.

Dần dần những "khách hàng quê" trở nên quen miệng với 'thương hiệu' rau sạch đại lộ nên mỗi khi đi làm về lại thường qua vườn rau trên dải phân cách này mua rau về chuẩn bị cho bữa cơm gia đình.

Không những bán cho người trong làng, nhiều người đi ô tô trên cao tốc cũng dừng xe ngỏ ý muốn mua, thậm chí họ trả giá cao hơn.

Anh Nguyễn Văn Công (Cầu Giấy - Hà Nội) kể, anh thường hay đi qua đại lộ Thăng Long hàng tuần nên thường mua rau sạch trồng ở dải phân cách về nhà ăn dần.

Tuấn Linh