Nợ xấu luôn nhạy cảm với các NH thương mại và cả hệ thống. Nợ xấu cao là điều không NH nào mong muốn nhưng bắt buộc phải đối diện để soi lại mình trước các chuẩn mực. Minh bạch nợ xấu là trách nhiệm pháp lý và đạo đức nghề nghiệp mà các NH luôn phải tuân thủ đúng.

Chơi theo chuẩn

Ngày 29/10, NHNN đã công bố nợ xấu toàn hệ thống đến hết tháng 9/2014 theo báo cáo của các TCTD là 3,88%. Đây là một chỉ báo tích cực khi 4 tháng liên tiếp nợ xấu giảm từ mức 4,17% hồi tháng 6. tháng 8 là 3,9%.

Trước đó một ngày, đại biểu Phạm Huy Hùng trong phát biểu của mình cho rằng, con số nợ xấu hiện nay là chưa chính xác, có thể đươc tính chưa đầy đủ. Ông Hùng nêu ý kiến kiểm toán lại toàn bộ để có một con số chính xác từ đó mới có toa thuốc điều trị đúng mực.

{keywords}
Một chuẩn chung thì có một con soos nợ xấu minh bạch.

Từ chối bình luận ý kiến này nhưng một chuyên gia NH cho rằng, ai đã từng quản lý NH đều biết, mỗi con số nợ xấu được công bố đều phải tuân theo các chuẩn mực được quy định và được kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó luôn có hệ thống kiểm soát của NHNN.

Ông Phạm Quang Dũng – Phó tổng giám đốc Vietcombank cho biết, ở Việt Nam các NH đều đang phân loại nợ, trích lập dự phòng theo TT 09 và 02 của NHNN. Các quy định tại đây là chuẩn mực nợ xấu của Việt Nam. Vietcombank luôn tuân thủ phân loại, trích lập dự phòng đúng theo quy định. Vì thế, con số nợ xấu công bố luôn là con số chính xác theo quy định của NHNN.

“Hiện nay, chỉ có 1 một tiêu chuẩn đánh giá chung là theo các TT 09 và 02, tất cả các TCTD đều thực hiện theo quy định này”, ông Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, NHNN có một hệ thống giám sát và đánh giá đa chiều hơn cũng có một con số khác.Sự khác nhau là do việc cập nhật thông tin ở mỗi NH thương mại và toàn hệ thống khác nhau. NHNN có thông tin tổng thể toàn hệ thống mà NH thương mại không có được nên con số thường sẽ cao hơn. Ví dụ, một DN có khoản nợ ở Vietcombank đánh giá xấu, ở NH khác đánh giá tốt nhưng NHNN sẽ đánh giá tất cả các khoản nợ đó sẽ là xấu theo phân loại ở Vietcombank.

Bên cạnh đó, báo cáo của các NH còn phải được kiểm toán độc lập. Các NH quốc doanh còn được Kiểm toán Nhà nước 2 năm 1 lần. Hằng năm, các NH sẽ phải ký kết với các tổ chức kiểm toán độc lập chương trình làm việc cả năm và 6 tháng có báo cáo một lần dựa trên việc rà soát tất cả các hồ sơ chọn mẫu chiếm đến 80% khoản vay để xem có tuân thủ đúng các quy định pháp luật và kết hợp với kiểm tra thực địa tại các chi nhánh và khách hàng.

Vì thế, ông Dũng cho rằng, ý kiến tổng kiểm toán lại là không cần thiết. Tất cả các TCTD đều được kiểm độc lập dựa trên cơ sở chuẩn mực về phân loại nợ, trích lập dự phòng... nên cũng chỉ chung một con số mà thôi. Tất cả đều kiểm toán rồi thì hà cớ gì mà kiểm toán nữa.

Theo ông Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch LienvietpostBank, ai cũng biết rằng, năm nào các NH cũng có kiểm toán. Hơn thế, kiểm toán quốc tế đối với các NH là công ty đại chúng 3 năm phải thay 1 kiểm toán. Các tổ chức kiểm toán quốc tế làm việc độc lập và khách quan,theo chuẩn mực, trách nhiệm với thương hiệu của mình.

“Tôi nghĩ không có NH nào chưa bao giờ kiểm toán. Nếu không tin kiểm toán nữa thì không có cơ sở nào để mà tin. Đã kiểm toán rồi thì không ai đi kiểm toán lại lần nữa giống nhau”, ông Hưởng nói.

Theo ông Hưởng, nếu tổng kiểm toán là một khối lượng công việc và chi phí khổng lồ. Kiểm toán mỗi NH thường từ 3 – 6 tháng, với gần 100 TCTD... KTNN sẽ không đủ sức chắc phải thuê một lực lượng kiểm toán quốc tế lớn đến Việt Nam.

VAMC: Cơ chế gỡ khó

Trước ý kiến nghi ngờ về con số nợ xấu mà các NH đã tự xử lý được trong thời gian qua cũng như cho rằng việc xử lý nợ xấu quá VAMC chỉ là giải pháp kỹ thuật và cần xem lại cơ chế này nếu không đây sẽ là một kho chứa nợ xấu với nhiều nguy cơ trong tương lai.

Ông Dũng khẳng định, Vietcombank có đủ năng lực tài chính để xử lý nợ xấu. Nguồn xử lý nợ xấu chính là trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Ngay cả khi có một kênh rất hữu hiệu bán nợ qua VAMC thì NH vẫn xác định phải tự xử lý nợ xấu là chính. Ngay cả khi đã bán nợ cho VAMC thì NH cũng thỏa thuận với VAMC ủy quyền trong việc thu hồi nợ. Điều đó có nghĩa là bán cho VAMC rồi trách nhiệm xử lý nợ vẫn ở phía NH. Có làm như vậy, mới đẩy nhanh quá trình xử lý nợ được và NH không bao giờ xem VAMC là kho chứa nợ xấu.

Ông Dũng cho rằng, VAMC là một sáng kiến giúp NH xử lý nợ xấu và giải quyết điểm nghẽn trong nền kinh tế trong điều kiện không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

{keywords}
Xử lý nợ qua VAMC là cơ chế gỡ khó cả cả DN, NH và nền kinh tế.

“Nợ xấu là gánh nặng của nền kinh tế. Không giải quyết nó thì sẽ ảnh hưởng đến NH, DN và cả nền kinh tế. Nếu không có VAMC, các NH phải trích lập tối đa tới 100% giá trị nợ xấu và như thế sẽ không có nguồn lực cho vay nền kinh tế. Xử lý qua VAMC, NH có một lộ trình trích lập 5 năm để giảm gánh nặng tài chính, có thời gian xử lý nợ xấu và như vậy sẽ có nguồn lực cho vay mới, đưa vốn vào DN và nền kinh tế. Bán nợ cho VAMC, NH nhận được trái phiếu đặc biệt có thể dùng nó để vay tái chiết khấu, để tạo nguồn tiền cho vay mới.

Ông Hưởng nói thêm, VAMC có thể xem là cái kho nhưng là kho gom nợ xấu để chờ thời cơ có điều kiện xử lý có lợi nhất. Tất cả nợ xấu đều có tài sản thế chấp tốt. Nếu bán ngay trong giai đoạn này chắc chắn bị lỗ vì thị trường đang xấu. Vì thế, NH bán nợ xấu cho VAMC và xem đây chính là một cái giỏ lợi nhuận tương lai chứ không bao giờ ‘thối’.

Theo ông Hưởng, với một khoản nợ xấu, nếu để ở các NH thì phải tiến hành ngay đấu giá, hoá giá tài sản trong điều kiện thị trường hiện nay thì 10 đồng thì chỉ bán được 3 - 4 đồng. Qua VAMC, NH có một lộ trình trích lập giảm áp lực tài chính, đồng thời tài sản sau 5 năm khi thị trường hồi phục sẽ xử lý thu hồi nợ cơ lợi nhất.

“Bán cho VAMC cũng là cách để tạo ra sự lành mạnh về tài chính cho các NHTM. Đồng thời, gỡ được điểm nghẽn nợ xấu cho cả nền kinnh tế. Thời gian đầu các NH còn xem xét, nhưng bây giờ đang tìm cách bán cho VAMC. Sau đó, khi VACM có chức năng xử lý tài sản sẽ giúp cho các NHTM thu hồi được vốn”, ông Hưởng nói.

Hà Minh