Một nửa tập đoàn, tổng công ty chỉ lập website lấy lệ.

Trong Bản dự thảo Báo cáo thảo luận Chính sách "Khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng" dành cho Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) đã đưa ra nghiên cứu mới đây về "Tính minh bạch của khu vực Doanh nghiệp Nhà nước" của Ngân hàng Thế giới.

Theo nghiên cứu này, 5 nội dung được khảo sát ở các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là Tổng quan về công ty, Chiến lược/Tin tức, Kết quả kinh doanh, Báo cáo thường niên/Tài chính/Kiểm toán, Các quyết định quan trọng/Nghị quyết ĐHTV.

{keywords}

Có thể thấy, trong số các Tập đoàn Nhà nước, chỉ duy nhất Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đưa ra đầy đủ 5 nội dung thông tin nói trên, đặc biệt là đơn vị duy nhất công bố Kết quả kinh doanh.

Đến 6/11 tập đoàn chỉ công bố thông tin 'lấy lệ', gồm 2 nội dung là Tổng quan về công ty và Chiến lược/tin tức. (Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Hóa chất và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy)

Thông tin tại các Tổng công ty Nhà nước thậm chí còn 'mờ mịt' hơn và hầu hết đều 'kín như bưng' với công chúng.  Trong số 12 Tổng công ty được khảo sát, chỉ có Tổng công ty Thép Việt Nam công bố đầy đủ 5 nội dung và Kết quả kinh doanh.

{keywords}

Có đến một nửa số Tổng công ty (6/12 đơn vị) chỉ công bố thông tin ở mức tối thiểu, tức là chỉ thuần mô tả về 'Tổng quan đơn vị mình' mà không có bất cứ nội dung nào khác.

Nội dung được nhiều doanh nghiệp nhà nước 'lờ đi nhất' có lẽ là Kết quả kinh doanh và Báo cáo thường niên/tài chính/kiểm toán, nếu không có yêu cầu bắt buộc phải giải trình.

Báo cáo đưa ra bình luận, phần lớn thông tin của DNNN nhằm phục vụ cho các mục đích nội bộ, không những thế chất lượng của các thông tin này cũng rất thấp.

Đối với công chúng, các DNNN nhiều khi không cung cấp thông tin, và nếu có thì thông tin thường lỗi thời, không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn.

Ngay đối với các tập đoàn và tổng công ty – những DNNN lớn và có mức độ công bố thông tin tốt hơn cả – thì tình trạng minh bạch thông tin cũng rất kém gây cản trở nghiêm trọng cho việc quản lý và điều tiết của Chính phủ cũng như giám sát của công chúng và người dân.

(Theo Trithuc)