- Chị Rơ Chăm Nguong dân tộc Ê đê đang sinh sống tại làng Pốk xã Ia Kươl,huyện Chư Păh. Gia đình chị thuộc đối tượng hộ nghèo đã được vay ưu đãi của NHCSXH từ năm 2013 số tiền 20 triệu đồng trong thời gian 5 năm.

Từ nguồn vốn đó, nhà chị đã trồng được 300 cây cà phê trên diện tích 15.000 mét vuông của gia đình và bắt đầu cho quả. Một năm thu hoạch cà phê 1 vụ thu nhập được 20 triệu, trừ đi các khoản tiền cho phân bón, cây giống, thuốc và các khoản khác còn được 3 triệu tiền lãi.

Bên cạnh đó, nhà chị cũng trồng thêm cây Bờ-lời_ một loại cây hợp với đất và khí hậu nơi đây nên phát triển rất tốt, giúp gia đình chị tăng thêm thu nhập. Mỗi tháng, hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, gia đình anh chị trả lãi 130 nghìn đồng và còn có thêm 50 nghìn đồng để đóng vào quỹ tiết kiệm của NH CSXH giúp anh chị trả lãi cho những tháng khó khăn hoặc gom vào trừ nợ gốc.

Chị cho biết: “xung quanh đây người dân nghèo lắm, không ai có tiền cho vay, từ khi được vay vốn ngân hàng CSXH để trồng cà phê thì cuộc sống gia đình mình đã bớt khó khăn. Sau 5 năm trả hết gốc ngân hàng thì gia đình mình sẽ có 300 gốc cà phê để tiếp tục canh tác trong những năm tiếp theo mà không còn phải trả nợ nữa. Mình sẽ vay thêm để mở rộng canh tác và trồng thêm cà phê.”

Gia đình Chị Rơ Chăm Nguong là một trong số 1200 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng vốn chính sách ý nghĩa này đã giúp trên 121 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 34 ngàn lao động; giúp trên 55 ngàn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 312 ngàn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn và hơn 6 ngàn căn nhà ở cho hộ nghèo… góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Nguyên giảm từ gần 19% năm 2011 xuống còn trên 11% vào cuối năm 2014.

{keywords}

Đồng vốn chính sách ý nghĩa này đã giúp trên 121 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Ông Đoàn Bảy- Bí thư huyện ủy huyện Chư pah cũng nhận định rằng: “ Ở nông thôn, những gia đình không có vốn để sản xuất, họ phải chấp nhận vay ứng trước phân bón, hoặc chấp nhận bán non nông sản, đến cuối mùa lại phải trả lãi cho phân cho thuốc cao hơn giá bán ban đầu, nếu có vốn thì đẩy lùi nó đi, họ chủ động hơn về vốn và chờ tới khi thu hoạch mới bán để có được mức giá lời hơn,đúng với giá thị trường”.

Cô Rơ-Chăm-Em_Tổ trưởng tổ vay vốn xã Ia Kươl, huyện Chư Păh chia sẻ: “ Từ ngày cho vay vốn thì đời sống của người dân trong làng có cuộc sống ổn định hơn. Trước đây làng tôi là 100% hộ nghèo, sau khi được vay vốn thì đã có gần 10% thoát nghèo, không có vốn này thì vẫn nghèo mãi thôi”.

Vì thế, chính sách tín dụng ưu đãi ở vùng Tây Nguyên đã có hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án nâng cao chất lượng tín dụng vùng Tây Nguyên, Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên bộ chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Trưởng Bộ Công An đánh giá cao về sự thành công của đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng vùng Tây Nguyên.

Trong đó phải kể đến sự phối hợp giữa các đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn, trưởng buôn, làng trong việc bình xét cho vay tín dụng được thực hiện công khai, qua đó, nâng cáo chất lượng quản lý, giám sát sử dụng vốn vay.

Tính đến hết tháng 10/2015, vốn chính sách cho đồng bào Tây Nguyên đã lên tới 16 nghìn tỷ đồng. Gần 700 nghìn hộ dân trong vùng đã được tiếp cận nguồn vốn này từ Chính phủ... Mọi đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được tiếp cận vốn đã được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước_

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cam kết, sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện vốn ưu đãi trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Tây nguyên nói riêng,có ý nghĩa thực sự đối với với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chất lượng tín dụng cho người nghèo tăng lên cũng có nghĩa là công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng sẽ thêm một bước vững chắc và bền vững.

Trúc Linh