Theo Wealth-X, một công ty chuyên nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu về các cá nhân siêu giàu toàn cầu, thì 10 tỷ phú trong suốt nhiều năm qua đã ủng hộ số tiền lên tới 106,8 tỷ USD. Các tỷ phú làm từ thiện triết lý: “Không ai có thể trở nên giàu có nếu không giúp người khác làm giàu".

Những tỷ phú hào phóng

Đứng đầu danh sách là Bill Gates với số tiền đóng góp trọn đời lên tới 27 tỷ USD, chỉ số hào phóng của ông chủ Microsoft là 32%. Cùng với người vợ của mình, hiện Bill Gates dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Kể từ khi thành lập, quỹ đã quyên góp hàng triệu USD, tài trợ cho các sáng kiến và chương trình trên toàn thế giới, tập trung vào phát triển nông nghiệp, cứu trợ khẩn cấp, thư viện toàn cầu, người nghèo đô thị, y tế toàn cầu, và giáo dục.

{keywords}
Warren Buffett người sáng lập ra chương trình ủng hộ từ thiện

Warren Buffett là tỷ phú đứng thứ hai làm từ thiện với số tiền 21,5 tỷ USD, tuy nhiên so với khối tài sản của mình thì mức độ hào phóng của tỷ phú này là 35%. Chủ tịch giám đốc điều hành của tập đoàn Berkshire Hathaway không chỉ biết đến là một người giàu có mà còn là người rất tích cực làm từ thiện. Năm 2006, Buffett hứa tặng 85% tài sản của mình cho Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation. Ông cũng là người khởi xướng trong hoạt động Pledge Giving.

Số tiền từ thiện 8 tỷ USD và chỉ số hào phóng là 33%, tỷ phú George Soros đứng thứ ba trong danh sách của Wealth-X. Vị chủ tịch quỹ đầu tư Soros Fund Management đang là nhà sáng lập kiêm chủ tịch của tổ chức từ thiện Open Society Foundations, được thành lập từ năm 1979. Quỹ này đã tài trợ tài chính cho nhiều tổ chức xã hội trên khắp thế giới, với mục đích hỗ trợ công lý, phát triển cộng đồng, giáo dục, y tế công cộng,... Quỹ này tập trung vào vấn đề quyền con người. 

Đứng thứ tư danh sách, tỷ phú Azim Premji dành 8 tỷ USD cho từ thiện trọn đời, chỉ số hào phóng của ông lên tới 50%. Ngoài việc đảm đương trọng trách Chủ tịch tập đoàn chuyên tư vấn về Công nghệ thông tin Wipro, ông còn là nhà sáng lập và chủ tịch tổ chức Azim Premji, tập trung cải cách trường học và hệ thống thi cử ở quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, giúp trẻ em nghèo tới trường.

Thứ năm là tỷ phú Charles Francis Feeney. Dù chỉ có 1,5 triệu USD nhưng vị tỷ phú này sẽ từ thiện trọn đời lên tới 6,3 tỷ USD. Chỉ số hào phóng của ông lên tới 420,000%. ừng là một trong những người giàu nhất nước Mỹ với khối tài sản ròng vài tỷ USD, suốt những năm qua ông đã cho đi gần như toàn bộ số tài sản của mình. Feeney là người sáng lập tổ chức từ thiện Đại Tây Dương Atlantic Philanthropies, chuyên hỗ trợ các hoạt động về y tế, khoa học, giáo dục và quyền con người tại một số quốc gia như Việt Nam, Mỹ, Bermuda,...

{keywords}
Vị tỷ phú này sẽ từ thiện trọn đời lên tới 6,3 tỷ USD. Chỉ số hào phóng của ông lên tới 420,000%

Tỷ phú Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi đứng thứ 6, với chỉ số hào phóng là 966%, số tiền từ thiện trọn đời là 5,7%. Là ông chủ ngân hàng lớn nhất trong thế giới Hồi giáo, ông đã dành hầu hết tài sản và nhiều thời gian cho các hoạt động từ thiện từ năm 2013. Tổ chức từ thiện mang tên ông chuyên hỗ trợ giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội. 

Vị trí thứ bảy thuộc về Gordon Moore, ông chủ tập đoàn Intel, số tiền hiến tặng 5 tỷ USD và chỉ số hào phóng 77%. Ông đã rời khỏi vị trí lãnh đạo trong Intel từ năm 2006, dành gần như toàn bộ thời gian để chăm lo cho tổ chức từ thiện của vợ chồng ông là Gordon and Betty Moore. Tổ chức này chú trọng đến những hoạt động bảo vệ môi trường, chăm lo y tế cho người nghèo, nghiên cứu khoa học,... 

Tiếp theo là tỷ phú Carlos Slim Helú, số tiền hiến tặng 4 tỷ USD. Các hoạt động từ thiện của ông được thực hiện chủ yếu qua tổ chức mang tên Slim Helu. Tổ chức này đã góp 100 triệu USD cho quỹ bảo vệ động vật hoang dã WWF và nhiều dự án khác.

{keywords}
Nhiều trẻ em được hưởng lợi từ các hoạt động từ thiện

Thứ chín là vị tỷ phú Eli Broad, chỉ số hào phóng 45%, số tiền ủng hộ 3,3 tỷ USD. Tổ chức từ thiện của ông mang tên The Broad Foundation, tập trung vào giáo dục công cộng, nghiên cứu và phát triển khoa học, và bảo tồn nghệ thuật. Gần đây, ông đã tặng 700 triệu USD cho Đại học Harvard và MIT để nghiên cứu về cơ sở di truyền ADN của các căn bệnh nguy hiểm.

Đứng thứ 10 danh sách là tỷ phú George Kaiser, chủ tịch của tập đoàn tài chính BOK. Tổ chức từ thiện George Kaiser Family do ông lập nên với mục tiêu phát triển giáo dục, y tế, các chương trình phát triển xã hội và cộng đồng. Năm 2010, ông đăng ký tham gia phong trào Giving Pledge, cam kết đóng góp một nửa số tài sản của mình cho các hoạt động thiện nguyện.

Ý nghĩa nhân văn

Với số tiền ủng hộ lên tới hàng tỷ USD nhưng nhiều tỷ phú giải thích về sự hào phóng này bằng những lý do rất đơn giản.

Bill Gates cho rằng: “Tôi không phải là tỷ phú, tôi chỉ tạm thời được thương hiệu đó vinh danh. Tôi có thể để lại rất nhiều khoản tiền thừa kế cho các con, nhưng tôi muốn dành chúng cho các hoạt động xã hội. Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?”.

Trong thư gửi cho cô con gái đầu lòng, Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook chia sẻ: “Giống như tất cả bậc cha mẹ, bố mẹ muốn con lớn lên trong một thế giới tốt đẹp hơn hôm nay. Bố mẹ sẽ làm tốt phần việc của mình để thực hiện điều đó, không chỉ vì chúng ta yêu con, mà còn bởi chúng ta có trách nhiệm với tất cả những đứa trẻ của thế hệ sau này”.

{keywords}
Mark Zuckerberg muốn những đứa trẻ có nhiều cơ hội học tập và phát triển

Mark Zuckerberg cho biết bằng số tiền này, anh muốn đóng góp vào việc thúc đẩy sự bình đẳng, xoá khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, trao cho trẻ em cơ hội được khỏe mạnh, được học tập và được phát triển. Trước đó, Mark Zuckerberg đã ký cam kết The Giving Pledge và quyên góp rất nhiều cho các hoạt động từ thiện khác.

Warren Buffett muốn các con tự lực, không để chúng trông chờ vào tài sản thừa kế. Ông quan niệm chỉ cho con những bài học về giá trị cuộc sống. Ông không phải là một người cha luôn luôn bên cạnh con mình để giúp đỡ chúng khi chúng gặp khó khăn. 90.000 USD là tài sản thừa kế duy nhất mà Peter Buffett cũng như những người con của vị tỷ phú này nhận được từ người cha.

Manoj Bhargava, CEO của 5-Hour Energy, thẳng thắn: “Lựa chọn của tôi là hủy hoại cuộc sống của con trai bằng cách để lại tiền cho nó hoặc tặng đi hơn 90% tổng tài sản vì mục đích thiện nguyện”.

Tỷ phú Nga Vladimir Potanin cũng cho rằng, việc cam kết từ thiện của mình như một cách bảo vệ con cái thoát khỏi gánh nặng giàu có, điều này làm mất đi động lực phấn đấu của con trong cuộc sống.

Chủ tịch BOK Financial, George B. Kaiser nêu lý do làm từ thiện của mình bắt đầu từ cảm giác tội lỗi. Ông chia sẻ, ông đã sớm nhận ra rằng thành công không phải do kiệt suất mà phần nhiều là nhờ vào sự may mắn.

Nam Hải