Ngày 4/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.156 đồng (giảm 4 đồng so với cuối tuần qua).

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.805 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.981 đồng - 27.588 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

  Mua vào Bán ra 
Vietcombank 22.660 đồng 22.860 đồng
BIDV 22.660 đồng 22.860 đồng
Eximbank 22.660 đồng 22.840 đồng

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

  Mua vào Bán ra 
Vietcombank 26.000 đồng 27.080 đồng
BIDV 25.971 đồng 27.082 đồng
Eximbank 26.111 đồng 26.638 đồng

Ngày 1/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.160 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.805 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.981 đồng - 27.588 đồng.

Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,17%, xuống 94,07.

bieu-do-chi-so-us-dollar-index-ngay-03-10-2021
Chỉ số USD ngày 3/10/2021

Theo Viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM), chỉ số nhà quản trị mua hàng trong tháng 9 tăng 1,2 điểm so với tháng trước đó, đạt mức 61,1 và là tháng thứ 16 liên tiếp con số này lớn hơn 50, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn không ngừng mở rộng.

Một nghiên cứu mới đây của công ty quản lý quỹ UBS Global Wealth cho biết một vụ vỡ nợ kỹ thuật đối với trái phiếu Kho bạc Mỹ - vốn có khả năng xảy ra cực kỳ thấp ở giai đoạn này - sẽ gây xáo trộn lớn cho thị trường tài chính. Vì thị trường trái phiếu Mỹ là một trụ cột của hệ thống tài chính toàn cầu.

UBS thừa nhận rất khó dự đoán hậu quả kinh tế từ sự kiện này. Song một cuộc suy thoái gần như sẽ không thể tránh khỏi, nếu Bộ Tài chính Mỹ bị tạm ngừng hoạt động kéo dài hơn một vài ngày.

ty-gia-ngoai-te-ngay-04-10-2021-usd-giam-gia
Tỷ giá ngoại tệ 

Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), hàng hóa và dịch vụ ở Eurozone trở nên đắt đỏ hơn trong tháng qua khi tỷ lệ lạm phát đạt 3,4% với giá năng lượng tăng 17,4%. Trong khi đó, lạm phát lõi tại Eurozone (không bao gồm các mặt hàng biến động như giá năng lượng, thực phẩm), đạt 1,9%, tăng 0,3% so với tháng trước đó.

Tỷ lệ lạm phát vượt mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra và có thể làm gia tăng sức ép lên chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) về khả năng áp dụng các biện pháp giảm giá năng lượng.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã nhấn mạnh rằng lạm phát tăng vẫn là một hiện tượng chỉ mang tính tạm thời mà một phần nguyên nhân là do đại dịch, vốn làm đứt gãy chuỗi cung ứng và làm gián đoạn thị trường năng lượng.

Các thị trường trái phiếu chính phủ ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trên đà khép lại tháng Chín với mức tăng lợi suất mạnh nhất trong nhiều tháng, khi các nhà đầu tư phản ứng trước việc lạm phát tăng và khả năng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở Eurozone nhìn chung ổn định, ở dưới mức cao nhất trong gần ba tháng được ghi nhận vào đầu tuần, khi các nhà đầu tư giữ vững được tâm lý sau đợt bán ra trong tuần trước. 

Đông Sơn