{keywords}
Không phải người lao động nào cũng có thể sắp xếp kế hoạch công việc từ sớm để mua vé máy bay, tàu xe về quê dịp Tết Nguyên đán. Việc đi lại trong dịp Tết rất tốn kém khiến nhiều người có thu nhập không dư dả buộc phải cân nhắc có nên về quê ăn Tết hay không. Chúng tôi thử cùng một gia đình 4 người gồm 2 trẻ em ở Sài Gòn muốn về Thanh Hóa ăn Tết tính toán các phương án.

 

{keywords}
Gần 1 tháng trước Tết Kỷ Hợi 2019, nhiều đường bay từ Sài Gòn về các tỉnh miền Trung chỉ còn vé ngày 29, 30 Tết. Với giá vé tối thiểu từ 3 triệu đồng, một gia đình 4 người có 2 con nhỏ ở Sài Gòn bay về Thanh Hóa dịp Tết sẽ tốn khoảng 24 triệu tiền vé máy bay khứ hồi. Khoản chi phí này tương đương khoảng 6 tháng thu nhập bình quân đầu người của người Việt năm 2018.

 

{keywords}
Trong khi đó, vé tàu Tết cũng đã sớm "cháy hàng" kể từ khi mở bán. Hiện tại, số lượng vé tàu chỉ còn rất ít và hầu hết đều là vé ghế phụ, loại ghế nhựa được đặt giữa lối đi mỗi toa. Ngồi ghế nhựa trên tàu gần 40 giờ đồng hồ chắc chắn không phải là một trải nghiệm dễ chịu.

 

{keywords}
Với những người không thể mua được vé máy bay và vé tàu, xe khách là lựa chọn cuối cùng nếu muốn về quê ăn Tết.

 

{keywords}
Nhưng giống như hàng không và đường sắt, giá vé xe khách ngày Tết cũng tăng cao so với bình thường. Với những gia đình có con nhỏ hoặc có người say xe, nằm trên xe khách vài chục tiếng đồng hồ cũng là một thử thách.

 

{keywords}
Thêm vào đó, nhiều nhà xe thiếu uy tín thường yêu cầu khách hàng trả thêm các khoản phụ thu trong dịp Tết và nhồi nhét khách giữa các dãy ghế. Hàng năm, các cơ quan chức năng luôn phát hiện và xử lý nhiều xe khách chở số hành khách vượt mức cho phép trong dịp Tết.

 

{keywords}
Ngoài các lựa chọn trên, hành khách di chuyển trong dịp Tết còn một phương án là bay từ Sài Gòn về các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng rồi đi tiếp tàu hỏa hoặc xe khách về quê. Hai đường bay TP.HCM - Hà Nội và TP.HCM - Đà Nẵng có số chuyến bay lớn nhất cả nước nên tình trạng "cháy vé" ít xảy ra hơn.

 

{keywords}
Tuy nhiên, di chuyển bằng cách này tốn khá nhiều sức lực khi hành lý về quê trong dịp Tết của nhiều người thường rất lỉnh kỉnh. Thêm vào đó, hành khách còn có thể tốn thêm nhiều chi phí đi lại từ sân bay đến nhà ga, bến xe và mất thêm nhiều thời gian chờ đợi từ lúc chuyến bay hạ cánh đến khi tàu hỏa hay xe khách lăn bánh. 

 

{keywords}
Nếu mua vé máy bay, số tiền phải bỏ ra rất lớn trong khi nếu muốn tiết kiệm bằng cách đi tàu hoặc xe khách, thời gian di chuyển cả đi và về là khoảng 3 ngày trong khi kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 chỉ kéo dài chính thức 9 ngày từ 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết. Trên hình là mức phí di chuyển một chiều cho hành trình của một gia đình 4 người từ TP.HCM về Thanh Hóa ăn Tết.

 

{keywords}
Ngoài hàng chục triệu đồng cho việc di chuyển, Tết còn tiêu tốn của các gia đình nhiều khoản chi đáng kể khác như tiền mua sắm Tết, quà biếu cho người thân. Đến hẹn lại lên, câu hỏi liệu có nên về quê ăn Tết hay không lại thường trực với hàng triệu người lao động ở các thành phố lớn. 

(Theo Zing)