Bài toán tiết kiệm chi tiêu mùa dịch trên đang được gia đình anh Nguyễn Quang Dũng và chị Lã Thị Thanh Hương ở Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội áp dụng triệt để trong mùa dịch.

25 tuổi trở thành tỷ phú, chàng trai trẻ tiết lộ về 2 điều mà mình tuyệt đối không bao giờ chi tiêu
Anh Dũng là nhân viên 1 công ty truyền thông ở Hà Nội với mức lương 9 triệu đồng. Chị Hương làm công nhân nhà máy in quy mô nhỏ, lương tháng 6 triệu đồng. Tổng thu nhập vợ chồng trẻ này có 15 triệu đồng/tháng.

{keywords}
Vì ở cách Hà Nội 12-13km nên gia đình chị Hương có vườn rất rộng.

Vợ chồng anh Dũng cưới nhau gần 1 năm nay và có 1 con trai hơn 3 tuổi. Hàng ngày vợ chồng anh ở cùng bố mẹ chồng hơn 60 tuổi. Bố mẹ anh Dũng vẫn còn khỏe nhưng không có lương hưu do làm nông nghiệp.

Hàng ngày, ông bà vẫn chăm chút cho ruộng vườn, trồng lúa, trồng khoai, trồng rau và nuôi thêm gà, vịt để tăng gia sản xuất, bán lấy tiền.

Dù nhà có tất cả 5 thành viên như vậy, gồm 4 người lớn và 1 trẻ nhỏ nhưng chị Hương chưa bao giờ tiêu quá 5 triệu/tháng. Nhất là trong đợt dịch Covid-19 này, chị Hương còn áp dụng cắt giảm hết mọi khoản chi tiêu không cần thiết và chỉ tiêu 2,7 triệu đồng/tháng.

"Lúc chưa có Covid-19 xảy ra, một tháng mình thường chi tiêu hết khoảng 5 triệu/tháng là thoải mái. Số tiền còn lại mình trả ngân hàng 6 triệu vì vay mua đất thổ cư.

Còn 4 triệu/tháng, mình sẽ để dành đó tiết kiệm phòng lúc ốm đau hay biến cố cần đến tiền. Nhưng khoảng 2 tháng nay, dịch bệnh ập đến, mình cũng cắt giảm chi tiêu gia đình vì sợ dịch còn kéo dài, sau dịch còn bị ảnh hưởng. Mình giảm chi tiêu từ 5 triệu xuống còn 2,7 triệu đồng", chị Hương chia sẻ.

{keywords}
Mít vườn nhà chín cây.

Theo người phụ nữ 28 tuổi này cho biết, với mức chi tiêu 2,7 triệu đồng/tháng, hàng tháng chị chi tiêu cho các khoản sau:

Tiền điện nước: 500 ngàn đồng

Mặc dù dịch Covid-19 không phải lên công ty đi làm, nhưng ở nhà vợ chồng anh chị Hương vẫn làm online tại nhà. Bởi thế, tiền điện mỗi tháng của gia đình hết khoảng 400 ngàn đồng. Bên cạnh đó, tiền nước sạch hết khoảng 100 ngàn đồng điện nước. Vì thế, tiền điện nước mỗi tháng của gia đình chị Hương hết khoảng 500 ngàn đồng.

Tiền mua thực phẩm thêm cho gia đình: 1,5 triệu đồng

Theo chị Hương chia sẻ, do nhà chị ở cách Hà Nội khoảng 12km, vườn nhà lại rộng nên rất tiện thực phẩm: "Gạo tẻ, gạo nếp, lạc, vừng, đỗ xanh, đỗ đen nhà mình luôn sẵn vì trồng được. Muốn ăn xôi lạc, đỗ xanh hay đỗ đen buổi sáng, mình có thể lấy ra đồ bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, vườn nhà mình rất sẵn rau. Dưới nước có rau muống, rau cần, rút. Còn ở trên cạn thì nhà mình trồng mùng tơi, cải, rau bí… Mùa nào có loại rau ấy, ăn không hết còn phải mang ra chợ bán nữa cơ".

{keywords}
Gà vịt đều sẵn có trong vườn.
{keywords}
Cá cũng sẵn dưới ao.

Ngoài ra, trong vườn nhà nhà chị Hương còn có ao thả cá cũng như thả vịt, thả gà đẻ trứng: "Trứng gà, trứng vịt nhà mình lúc nào cũng sẵn có. Thích ăn gà, vịt cũng có thể thịt bất cứ lúc nào. Thích ăn cá thì lại đợi hôm nào nắng cất mẻ lưới là có cá ăn cả tuần, cả tháng luôn. Ăn không hết mẹ mình còn làm cá thính, mắm cua để để được lâu".

Do mọi thứ trong nhà đã sẵn có nên chị Hương chỉ mất tiền mua thêm thực phẩm khác mà trong nhà không có như thịt bò, tôm, hến và các loại gia vị, mắm muối khác để nấu ăn.

Thậm chí, hoa quả chị Hương cũng ít phải mua vì: "Vườn nhà mình lúc nào cũng có sẵn roi, ổi, mít, đu đủ. Những trái này cứ chín là ra hái ăn. Nhiều khi ăn chẳng hết phải mang cho hàng xóm".

{keywords}
Mâm cơm gia đình lúc nào cũng được ăn thực phẩm vườn nhà ngon.

Tiền mua váng sữa, sữa chua, đồ ăn vặt cho bé: 700 ngàn đồng

Nhà có con nhỏ nên chị Hương cũng dành 1 khoản tiền để mua váng sữa, sữa chua, đồ ăn vặt khác cho con: "Con mình hơn 3 tuổi ăn uống khá rông dài. Người lớn ăn gì con ăn đó. Ví như hôm nay cả nhà ăn thịt gà hay thịt vịt thì mình cũng nấu cháo gà, cháo vịt cho con ăn.

Rồi tôm cua mình làm sẵn để tủ lạnh chỉ việc lấy ra nấu cho con. Mình chỉ mua thêm váng sữa, hoa quả, sữa chua hay các đồ ăn vặt khác cho con ăn thêm nên cũng không mất nhiều tiền".

Chia sẻ về tổng chi tiêu mùa dịch chỉ hết 2,7 triệu đồng, chị Hương nhận định: "Mùa dịch mới thắt chặt chi tiêu nên tiêu vậy. Hơn nữa, mùa dịch nên cũng không có đám cưới hay sinh nhật, ma chay nhiều. Vì thế riêng khoản này đã tiết kiệm được 1 khoản. Chứ lúc bình thường, khoản này cũng phải hết 1 triệu/tháng.

Chưa kể nhiều lúc mua sắm linh tinh, thấy cái quần cái áo hay lại mua về cho chồng con hay bố mẹ chồng. Nhưng từ mùa dịch, cắt giảm hết các chi tiêu linh tinh khác, mình tiết kiệm được đáng kể".

{keywords}
Xôi sáng
{keywords}
Ruốc cá chị Hương đều tự làm.

Với người phụ nữ này, do ở quê nên bình thường chi tiêu 5 triệu/tháng là thấy thoải mái, giờ kinh tế khó khăn thắt chặt xuống cũng không sao vì thực phẩm cũng có giá rẻ hơn hẳn ở thành phố: "Số tiền còn lại mình cứ để dành chút phòng lúc ốm đau, nhà có việc. Tháng nào cứ tiêu hơn là xót ruột lắm".

"Chi tiêu mỗi gia đình mỗi khác nhau. Nhưng kiếm nhiều mà chi tiêu không hợp lý thì vẫn túng thiếu như thường. Vì nhà mình phải trả nợ ngân hàng nên cứ cố gắng chi tiêu trong số tiền đó là được. Muốn tiết kiệm thì cứ liệu cơm gắp mắm thôi. Tốt nhất khi lấy lương về bỏ ra 1 khoản riêng để tiết kiệm, còn đâu chi tiếu gói gọn trong khoản còn lại đã đề ra là được", chị Hương khẳng định.

Minh Anh