Nhái Facebook, Zalo

Những người sử dụng Zalo, Facebook có thể bị kẻ gian sử dụng thông tin, hình ảnh được công khai trên các mạng xã hội này để lập tài khoản giả mạo rồi kết bạn với người thân, bạn bè... của tài khoản thật để lừa đảo, vay tiền. Nhiều người tin vào thông tin, hình ảnh cá nhân của người quen và dễ "mắc bẫy“.

Giả danh nhân viên ngân hàng

Kẻ gian có thể chủ động liên hệ người dân ngỏ ý hỗ trợ vay vốn/thanh lý hồ sơ cho vay/giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn thậm chí giả mạo các văn bản… Mục đích cuối cùng là yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền/phí và hứa sẽ hoàn lại khi giải ngân/nhận ưu đãi nhưng thực tế là chiếm đoạt khoản tiền này. Kẻ gian cũng có thể tiếp cận mời gọi vat vốn, khi khách hàng cung cấp hồ sơ, chúng sẽ đưa lý do khách hàng không đủ điều kiện vay vốn do có nợ xấu và yêu cầu đóng trước một khoản tiền để xóa nợ xấu. Chúng sẽ chiếm đoạt khoản tiền này.

Theo các ngân hàng, người dùng phải thực sự cảnh giác và không cung cấp mật khẩu ngân hàng cho bất kỳ ai
Theo các ngân hàng, người dùng phải thực sự cảnh giác và không cung cấp mật khẩu ngân hàng cho bất kỳ ai - Ảnh minh họa

Hoặc kẻ gian tiếp cận, chào mời hỗ trợ khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, đồng thời thông báo khách hàng sẽ nhận được 1 mã hợp đồng gửi đến số điện thoại (thực tế đây là mã OTP của giao dịch trừ tiền từ thẻ tín dụng). Nếu khách hàng cung cấp mã số này, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền qua các giao dịch thanh toán mua sắm online, ví điện tử…

Giả mạo ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Kẻ gian gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng có chứa đường dẫn giả mạo với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống/trúng thưởng/xác thực tài khoản đang tiêu dùng ở nước ngoài/tài khoản đăng nhập ở vùng bất thường/tài khoản tạm ngừng dịch vụ,… yêu cầu khách hàng truy cập vào các website/đường link giả và làm theo các yêu cầu. Nếu Khách hàng truy cập đường dẫn, cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền từ tài khoản.

Theo các ngân hàng, để phòng tránh rủi ro khách hàng hết sức cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu truy cập đường link trang web, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân; Cần xác thực qua điện thoại hoặc trực tiếp người đề nghị thực hiện giao dịch khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, nạp tiền; Cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trên mạng xã hội; Thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

Ngoài ra, mọi người cũng cần cảnh giác không cung cấp thông tin của cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng… bao gồm: số CMND, CCCD, Hộ khẩu, thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu); thông tin xác thực giao dịch (các loại tin nhắn OTP/Smart OTP); thông tin về tài khoản ví liên kết (tên đăng nhập/mật khẩu) để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép; đồng thời không chia sẻ các thông tin này lên mạng xã hội.

Người dân cũng được các ngân hàng khuyến cáo khi có nhu cầu vay vốn cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… Đồng thời lựa chọn các tổ chức tín dụng uy tín để tránh bị mắc bẫy “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao ẩn danh dưới hình thức cho vay trực tuyến lãi suất cao.

(Theo Phụ Nữ TP.HCM)

Nữ kế toán mất hơn 600 triệu vì tin nhắn lừa nhận trợ cấp thất nghiệp

Nữ kế toán mất hơn 600 triệu vì tin nhắn lừa nhận trợ cấp thất nghiệp

Sau 2 lần nhập mã OTP từ một tin nhắn lạ giả danh bảo hiểm thất nghiệp, tài khoản của chị N. bị trừ 625 triệu đồng.