Tình hình buôn lậu thời gian gần đây diễn biến phức tạp, không chỉ các mặt hàng mỹ phẩm, đồ gia dụng mà đang rộ lên các loại máy tính xách tay, điện thoại, phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị âm thanh.

Theo Tổng cục Hải quan, từ giữa tháng 12/2017 đến giữa tháng 4/2018, lực lượng hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ 4.518 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 94,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tập trung vào các mặt hàng như ma túy tổng hợp, máy tính xách tay (laptop), điện thoại, thiết bị âm thanh... Ngoài ra còn có một số mặt hàng vi phạm như ô tô du lịch đã qua sử dụng, xe tải mới, xe đạp.

Gần đây nhất là vụ việc lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh và TP.HCM đã phát hiện và bắt giữ lô hàng gần 400 chiếc điện thoại di động không giấy tờ và 1.800 laptop cũ nhập khẩu vào Việt Nam.

{keywords}
 Thận trọng khi mua laptop, điện thoại giá rẻ trên mạng. Ảnh minh họa

Bằng nhiều chiêu thức tinh vi để tuồn hàng lậu, hàng kém chất lượng từ bên ngoài vào Việt Nam như không khai hoặc khai sai tên hàng, số lượng với trị giá lớn, lợi dụng thông quan điện tử luồng xanh, vàng... để đưa hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu có điều kiện vào thị trường nội địa.

Nơi tiêu thụ của những mặt hàng lậu chủ yếu qua các cửa hàng bán lẻ thông quan hình thức bán hàng online, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để lừa đảo, trà trộn những mặt hàng kém chất lượng vào kinh doanh. Với danh nghĩa sinh viên, hoặc người cần bán hàng đăng qua trang mạng xã hội như Zalo, Facebook với những chiêu trò bán sản phẩm công nghệ với giá rẻ hoặc siêu rẻ, như Laptop, Macbook, iphone, ipad.... Có thể là những sản phẩm tân trang lại, bán với giá không hề rẻ so với các cửa hàng, hay đại lý chân chính.

Để tránh tiếp tay cho đối tượng xấu tiêu thụ hàng lậu, đồng thời tránh mua phải hàng kém chất lượng, các chuyên gia khuyến cáo, người dùng cần kiểm tra thật kĩ các giấy tờ xuất nhập, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đặc biệt là các loại sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại, thiết bị âm thanh, phụ tùng ô tô, xe máy...

Một số điều cần lưu ý khi chọn mua sản phẩm điện tử: Sản phẩm bán nguyên bản không thay đổi cấu hình nhà sản xuất. Không nên mua hàng đã qua sửa chữa. Đi kiểm tra tại các của hàng khác để phát hiện máy đã sửa chữa để có thể đổi trả lại. Sản phẩm bán ra phải được dùng thử 1 tuần miến phí và có thể đổi sang mẫu máy khác.

(Theo Viet Q)

Quấn 92 chiếc điện thoại iPhone 6 quanh người khi nhập cảnh

Quấn 92 chiếc điện thoại iPhone 6 quanh người khi nhập cảnh

Sáng nay 3/5, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) xác nhận, số hàng trên do 2 đối tượng người Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam khi nhập cảnh.

Điện thoại xách tay sắp hết đất sống?

Điện thoại xách tay sắp hết đất sống?

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh vào cuộc thắt chặt quản lý các mặt hàng “xách tay” như điện thoại di động, laptop, đồng hồ, túi xách, đồ gia dụng…

Đại gia bỏ 60 tỷ mua số điện thoại siêu đẹp chín số 6

Đại gia bỏ 60 tỷ mua số điện thoại siêu đẹp chín số 6

Để thể hiện đẳng cấp, độ chịu chơi, không ít đại gia sẵn sàng bỏ ra số tiền đáng giá cả gia tài để sở hữu những sim số đẹp thuộc hàng hiếm, độc của các nhà mạng.

Những điện thoại 'nồi đồng cối đá', giá dưới 1 triệu đồng

Những điện thoại 'nồi đồng cối đá', giá dưới 1 triệu đồng

Với mức giá dưới 1 triệu đồng, khách hàng có thể chọn điện thoại của Nokia và Philips - hai thương hiệu thuộc nhóm bán chạy ở phân khúc này.

Chiếc điện thoại đắt nhất Việt Nam giá 1,9 tỷ đồng

Chiếc điện thoại đắt nhất Việt Nam giá 1,9 tỷ đồng

Có giá trên dưới 1,9 tỷ đồng, những chiếc điện thoại Vertu đắt nhất Việt Nam khiến nhiều người "phát hoảng".