Có tới 67% đơn hàng đã được chọn nhưng chưa hoàn tất trên website. Nếu không tìm ra được một giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình này thì các shop online đang đánh mất đi một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể mà không hề hay biết.

Khách hàng tiềm năng bị bỏ quên

Theo Baymard, một công ty nghiên cứu website độc lập ở Anh, đến 67% giỏ hàng mua sắm trực tuyến không được hoàn thành. Đây chắc chắn là một con số không nhỏ và ẩn sau nó là một vấn đề mà có thể nhiều chủ shop không để ý đến: bạn đang để mất đi một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho 67% khách hàng không muốn tiếp tục hoàn thành đơn hàng của họ như: Không hỗ trợ hình thức thanh toán mà khách mong muốn, có quá nhiều thông tin bắt khách hàng phải điền, hay đã chót thêm nhiều sản phẩm và muốn xóa bớt mà lại không biết cách hoặc phí ship đắt,... Những lí do tưởng như đơn giản vậy thôi mà đôi khi có thể khiến khách hàng đưa ra quyết định không đặt hàng trên website nữa.

{keywords}
Nhiều đơn hàng chưa kịp hoàn thành 

Trước hiện trạng này, rất nhiều shop online đã tìm đến những giải pháp như cải thiện trải nghiệm người dùng của website, công khai giá sản phẩm, tối ưu hình thức thanh toán…

Theo Baymard, việc dùng những công nghệ đeo bám quảng cáo trực tuyến để họ quay lại với website mua hàng, các chủ shop hoàn toàn có thể giải quyết một cách trực tiếp hơn đó là sử dụng tính năng Abandoned Checkout (bán lại đơn hàng chưa hoàn tất trên website) để thu thập thông tin của những khách này và gửi email để lôi kéo họ trở lại với website.

Nhiều nền tảng bán hàng đã tích hợp tính năng này như Shopify, Wix, Magento hay như hay như Bizweb cũng đã áp dụng cho toàn bộ khách hàng kể cả bản dùng thử. Chức năng này sẽ giúp các chủ shop lưu lại thông tin đặt hàng của những khách hàng chưa hoàn tất việc thanh toán. Khi khách hàng nhập thông tin về email, họ tên, số điện thoại, ngay lập tức sẽ được lưu lại trong quản trị web.

Làm gì với các đơn hàng chưa hoàn tất?

Chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT (Vecom) cho biết, để tiếp cận bán hàng cho những người đã biết đến mình không khó, đối với những người đã từng cho hàng vào giỏ lại càng dễ hơn. Có rất nhiều cách để làm được điều này như tặng voucher, giới thiệu sâu thêm sản phẩm hay free ship...

Bằng cách tận dụng tính năng đặc biệt bán lại đơn hàng trên website này, các chủ website chắc chắn sẽ giữ chân được thêm nhiều khách hàng để tăng doanh thu.

Khi đã có được những thông tin cơ bản của khách như họ tên, địa chỉ, số điện thoại hay email, chủ shop không chỉ có thể sử dụng để gửi email marketing mà còn có thể dùng để chạy quảng cáo Facebook, remarketing trên Google hay gửi tờ rơi quảng cáo đến tận nhà…Thậm chí, với cách này bạn còn có thể bán thêm được cả những sản phẩm mà ban đầu khách không dự định hoặc còn đang lưỡng lự mua.

{keywords}
Khách hàng tiềm năng không thể bỏ qua

Đối với các email makerting dùng để thu hút khách hàng quay trở lại với website, bạn có thể gửi theo hình thức thủ công hoặc cấu hình mẫu email tự động trong trường hợp có quá nhiều đơn hàng chưa hoàn tất mà bạn cần phải giải quyết.

Nếu các hình thức email trên vẫn chưa thực sự lôi kéo được khách hàng, hãy gửi tiếp cho họ một email khuyến mãi với những mã giảm giá từ 5% đến 10% hoặc gửi tặng họ voucher trị giá 100.000đ dùng để mua sản phẩm bất kỳ trên website. Đừng ngại việc gửi nhiều email bởi nếu mọi người còn mua hàng từ những email nhắc nhở của bạn thì có nghĩa là chúng đang thực sự có hiệu quả.

Trong kỉ nguyên số như hiện nay, rất nhiều những tính năng công nghệ đã được ra đời và phát triển để giúp cho việc bán hàng trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn phần lớn phụ thuộc vào chiến lược nội dung cũng như cách thức thực hiện áp dụng tính năng đó của từng người.

Nam Hải