Những thói quen tưởng chừng như vô hại lại khiến bạn tiêu nhiền tiền hơn so với dự tính khi mua sắm trong siêu thị.

Không có danh sách cụ thể

Nếu bạn biết rõ mình cần mua thứ gì, hãy thống kê chi tiết. Tập trung vào chúng và đừng đưa mắt sang các quầy hàng ăn vặt hay những sản phẩm mà bạn biết chắc mình sẽ không sử dụng tới.

{keywords}
Hãy mang theo danh sách mua hàng khi đi siêu thị để tránh rỗng túi.

Đừng để bụng rỗng

Hãy ăn nhẹ một chút trước khi vào siêu thị. Đừng mua sắm khi đang đói. Trong trường hợp bất khả kháng, các bạn có thể nhai kẹo cao su để tránh ngửi thấy những mùi hương hấp dẫn từ các quầy thực phẩm trong siêu thị.

Lười sử dụng phiếu giảm giá

Việc mua hàng với phiếu giảm giá có thể giúp bạn tiết kiệm một số tiền lớn trong chi phí sinh hoạt hàng tháng. Một mẹo hay là hãy cố gắng mua đồ ở nhiều cửa hàng khác nhau để so sánh giá và hiểu rõ hơn các chương trình khuyến mại.

Mua hàng vào cuối tuần

Hầu hết mọi người có thói quen đi siêu thị vào dịp cuối tuần để tiết kiệm thời gian, nhưng thực tế, giữa tuần mới là thời điểm các sản phẩm tươi sống, hàng may mặc được giảm giá nhiều. Theo chuyên gia tài chính phân tích, thời điểm thích hợp nhất để mua sắm là vào tối thứ 4.

{keywords}
Các quầy hàng luôn đông đúc vào dịp cuối tuần hoặc mỗi dịp lễ, tết.

Phớt lờ chương trình giảm giá

Thông thường, những chương trình khuyến mại trong siêu thị sẽ kéo dài khoảng 12 tuần. Hãy nhớ điều này, để không còn bí sốc trước giá thực phẩm, khuân hàng với số lượng lớn về nhà rồi ngậm ngùi vứt chúng đi vì không sử dụng hết. Bạn cũng có thể mua sản phẩm theo mùa, chúng vừa rẻ hơn, lại tươi ngon, hấp dẫn.

Không mua nhiều để tích trữ

Đối với những món đồ như các loại giấy dùng trong sinh hoạt (giấy ăn, giấy vệ sinh), kem đánh răng hay nước uống, các chuyên gia khuyên bạn nên mua hàng loạt để có mức giá chiết khấu cao, từ đó tiết kiệm được chi phí sinh hoạt.

Cái gì cũng mua nhiều để tích trữ

Ngoài những sản phẩm được đề cập trong mục phía trên, quy tắc mua hàng với số lượng lớn để tích trữ không áp dụng với các mặt hàng tươi sống, đồ đông lạnh hay ngũ cốc. Chúng thường rẻ hơn khi mua lẻ. Hơn nữa, những món đồ này cũng có thời hạn sử dụng ngắn, không hợp để lưu trữ.

Tập trung vào quầy hàng ở ngang tầm mắt

{keywords}
Hãy thử kiểm tra những mặt hàng ở quầy dưới cùng, bạn sẽ bất ngờ với mức giá và chất lượng của chúng.

Những sản phẩm rẻ hơn thường được bày bán ở quầy dưới cùng. Trong khi đó, người tiêu dùng có thói quen mua đồ ở những kệ hàng phía trên hoặc ngang tầm mắt họ. Hãy chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ tìm thấy những món đồ hữu dụng với mức giá thấp hơn. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong sinh hoạt hàng tháng.

(Theo Bussiness Insider/ Dân Việt)