- Khi đi chợ hay mua sắm, chúng ta rất dễ bị người bán hàng nói thách hay thậm chí là "hét giá". Vậy làm cách nào để mua được một món đồ ưng ý mà không lo bị hớ?

Trả giá (hay mặc cả) là một cách thức trao đổi giữa người mua với người bán để có thể mua được hàng với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, công cuộc trả giá không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi và thành công.

Vì vậy, bạn hãy 'bỏ túi' cho mình một vài chiêu mặc cả sau đây để có thể mua được những món đồ ưng ý mà giá cực hợp lý nhé.

{keywords}

"Nghệ thuật" trả giá giúp chúng ta mua được những món đồ ưng ý mà giá cả hợp lý.

Khảo giá trước: Khi thích một món đồ nào đó, bạn nên dành thời gian khảo sát mặt hàng mình muốn mua ở nhiều cửa hàng hoặc tìm trên mạng xem giá chung tầm bao nhiêu. Điều này sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm và hiểu biết thêm về giá cả để trả giá cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng hãy tìm hiểu nơi bạn sắp mua có phải chuyên nói thách hay không, và thách nhiều hay ít để chuẩn bị tâm lí mà trả giá.

Mạnh dạn mặc cả: Khi đi mua hàng, bạn nên mặc cả 'mạnh' một chút, nếu người bán không đồng ý thì hãy tăng dần tiền lên. Theo kinh nghiệm của nhiều tín đồ mua sắm, bạn cứ trả giá tăng 10 ngàn đến 50 ngàn đồng một lần thương lượng.

Không bộc lộ cảm xúc: Khi mua hàng, bạn đừng tỏ ra quá thích món đồ đó trước mặt người bán hàng, mà phải giữ thái độ lạnh lùng, hãy tỏ ra rằng mình sẵn sàng đi hàng khác để mua được hàng với giá tốt hơn. Lý do là vì người bán tin rằng vì quá thích mà bạn sẽ cố "dấn" thêm một chút tiền để mua nên họ sẽ kiên quyết không giảm giá. 

{keywords}

Tìm ra lỗi sản phẩm: Bạn có thể tìm ra lỗi của sản phẩm để được bớt giá như đường may không đẹp, sứt chỉ, bám bụi... Lúc này, việc mặc cả để giảm giá xuống sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Tìm ra vài từ ngữ chuyên môn để nói với người bán: Trường hợp bạn mua một món hàng có giá trị hay mua với số nhiều, hoặc chỉ đơn giản là mua một cái áo thun, đôi giày yêu thích thì điều này sẽ rất hữu ích cho bạn. Bạn phải biết rằng với bất cứ món hàng nào đều có hai giá cho nó, một cho người trong nghề, hai cho kẻ ngoại đạo. Nếu bạn biết được vài từ chuyên môn về món hàng định mua, bạn sẽ trở thành một kẻ sành sỏi trong mắt người bán, họ sẽ không “múa rìu qua mắt thợ” và đưa cho bạn cái giá hợp lí.

Nói dối một chút: Đây là một mẹo hay cho bạn, hãy giả vờ như đã mua quen và biết rõ giá, hãy diễn thật tự nhiên với những câu nói đại loại như: “Bữa trước cháu mua chỉ 30.000 đồng thôi”, “Bà đầu chợ bán có 45.000 đồng/kg mà em không mua kìa”, “50.000 đồng là cao rồi anh ơi, em mua hoài em biết”....

Mua chỗ quen: Khi bạn khám phá ra một chỗ bán hàng với giá phải chăng, hãy trở thành khách hàng thân thiết ở nơi đó. Việc này sẽ khiến bạn không bị làm giá và đôi khi còn được chủ hàng vui vẻ bớt thêm nữa đấy.

Tạo cảm tình với người bán: Dù khách hàng là thượng đế nhưng không người bán nào muốn giao dịch với vị thượng đế khó tính và nóng nảy. Thực tế, rất nhiều người bán hàng sẵn sàng giảm giá cho khách hàng nào mà họ có thiện cảm.

Đừng mặc cả lúc có nhiều khách: Người bán không bao giờ muốn những vị khách khác biết được có người đã trả giá rất sát sao bởi biết đâu sau khi bán cho bạn, họ có thể bán cho vị khách khác với giá hời hơn. Vì vậy, bạn nên tránh trả giá khi có đông khách thì sẽ dễ được chấp nhận hơn.

Chọn đúng thời điểm: Việc mặc cả thành công hay thất bại một phần có thể phụ thuộc vào thời điểm mua hàng. Nếu là người mua đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ khó lòng được giảm giá nhiều. Bởi tâm lý của người bán khi bán những món hàng đầu tiên là phải "bán đắt" thì mới may mắn. Nhưng nếu bạn đi mua hàng vào thời điểm người ta sắp đóng cửa hoặc dọn hàng, bạn sẽ được ưu ái mua hàng với giá mềm hơn mà không cần mặc cả nhiều. Bạn cũng nên chọn đi mua đồ những ngày trời âm u đúng kiểu "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Bởi, vào những ngày này, người ta khó bán được hàng nên cũng dễ dàng bán cho bạn một món hàng nào đó hơn.

Làm người “mở hàng”: Theo tâm linh của người Việt, người “mở hàng” rất quan trọng, nếu “mở hàng” mau lẹ, thuận lợi thì cả ngày hôm đó buôn bán sẽ rất dễ dàng và ngược lại. Thế nên nhiều tiểu thương luôn dành một cái giá “đặc biệt” cho người “mở hàng”. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận, vì khi bạn là người mở hàng mà lại không mua hay làm mọi việc rắc rối vì trả giá nhiều người bán sẽ không cần bạn nữa, họ chỉ mong bạn mau đi cho khuất mắt, tệ hơn bạn sẽ phải chịu nghe nhiều lời không hay từ người bán.

Cưa đôi mà trả: Đó là câu cửa miệng của các cô nàng chuyên gia trả giá. Bạn đừng nghĩ đó chỉ là câu nói vui, vì thực tế có nhiều chợ mang danh là nói thách có tiếng.

Tận dụng lợi thế đám đông: Hãy đi ít nhất 2 người trở lên và cùng nhau trả giá, mỗi người “xuống giá” hộ một câu đảm bảo sẽ có hiệu quả. Nếu đi một mình, bạn sẽ không nói lại được người bán hàng. Đây là chiêu áp đảo tâm lý người bán.

Lưu ý: Nhiều cửa hàng hiện nay để bảng miễn trả giá, có thể là họ bán hàng tốt, hàng độc, hoặc họ bán đúng giá hoặc không gì cả. Với các cửa hàng này, bạn không thể áp dụng bí kíp trả giá nào, vậy nên hãy ghi chú vài cửa hàng có uy tín tốt để ghé mua.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)