Do vậy, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 cũng sẽ có sự thay đổi.
 
Căn cứ quy định tại Luật BHXH 2014 thì NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

(2) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

(3) Cán bộ, công chức, viên chức.

{keywords}
 

(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

(8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

{keywords}
 

Ngày 20-11-2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020) quy định tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo lộ trình và bắt đầu thực hiện từ ngày 1-1-2021. Nên điều kiện hưởng lương hưu của NLĐ từ năm 2021 cũng sẽ có sự thay đổi.

Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu đối với NLĐ từ ngày 1-1-2021 cụ thể như sau:

1.1 NLĐ (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019, cụ thể như sau:

{keywords}
 
{keywords}
Bảng 1. Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019

Trường hợp 2: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

{keywords}
 
{keywords}
Bảng 2. Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019

Trường hợp 3: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trường hợp 4: trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định như trên thì được hưởng lương hưu.

1.2. NLĐ (5), (6) nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động (Bảng 2), trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác.

Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021:

{keywords}
 
{keywords}
 

Trường hợp 3: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

2.1. NLĐ (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại Trường hợp 1, Trường hợp 2 và Trường hợp 3 Mục 1.1 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 2) khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%:

Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 3) khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:

Trường hợp 3: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2.2. NLĐ (5), (6) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại Trường hợp 1 và Trường hợp 2 Mục 2.1 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 3);

Trường hợp 2: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.

(Theo NLĐ)