Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi thuộc một trong các trường hợp:

{keywords}
 

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

- Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc tham gia bảo hiểm tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.

(Theo Người Lao Động)