Hà Nội những ngày giãn cách xã hội. Dù ngõ nhỏ, vắng lặng ít bóng người qua lại, nhưng tình hàng xóm ngõ 2, Hà Trì 1 (Hà Đông, Hà Nội) vẫn ấm áp khi mọi người đi chợ hộ nhau cho tiết kiệm thời gian, mỗi nhà tự làm món ăn, đến bữa lại thi món ngon, món đẹp qua nhóm chát.

Chị Trịnh Thị Tuyền cho biết, tranh thủ những hôm phải đi mua thực phẩm cho công ty, chị thường mua thêm thực phẩm cho gia đình và hàng xóm.

“Một công đôi việc, vài hôm đi chợ mua đồ ăn cho công ty một lần nên mua luôn hộ hàng xóm. Mua về, rau củ tôi cứ thế nhặt ra, sau đó chia thành các túi và gửi đến cửa từng nhà treo ở cửa. Sau đó, nhắn tin hay gọi nhau ra cổng mà lấy. Lúc thì cho, lúc thì mua hộ, hết bao tiền mọi người cứ thế chia ra nên ai cũng thoải mái. Như thế vừa phòng dịch, lại vừa tiết kiệm do mua nhiều một lúc”, chị Tuyền nói.

{keywords}
Thực phẩm chị Tuyền đi chợ hộ giúp cả ngõ, nhìn không khác gì một quầy bán rau nhỏ

Lúc bình thường, tranh thủ hai ngày cuối tuần được nghỉ làm, chị thường mua nhiều thực phẩm để chế biến vài món ngon. Nấu xong, chị lại mang chia hộp, gửi mỗi nhà hàng xóm một phần.

“Trước đây, dịp cuối tuần, nhà mình và 2-3 nhà hàng xóm, có khi 5-6 hộ khác thường rủ nhau trên nhóm chát nấu ăn. Mỗi nhà làm một món khác nhau. Chẳng hạn, nhà mình làm nem hải sản thì nhà kia làm thịt nướng, nhà khác làm bún riêu cua, bún ốc,... để ăn”, chị kể. 

Tuy nhiên, kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các gia đình ở ngõ không được gặp nhau, nhà nào đóng cửa nhà nấy. Việc đi chợ còn có thế giúp nhau nhưng việc nấu ăn chung thì dừng hẳn. 

“Tuy không gặp mặt nhau trực tiếp được nhưng ngày nào, các hộ cũng hỏi thăm tình hình nhau qua Zalo, Facebook. Đặc biệt thường tư vấn nhau cách mua được hàng tươi ngon, chế biến món ăn đơn giản mà đủ chất, nhắc nhau các phương pháp ăn uống, tập luyện để giữ sức khoẻ phòng dịch”, chị Tuyền kể.

{keywords}
Mâm cơm mùa dịch vẫn đầy đủ chất, lại tiết kiệm và ấm áp tình làng nghĩa xóm

Giống như chị Tuyền, nhà anh Tâm - Phương ở ngõ 2, Hà Trì 1 cũng hay gọi mọi người chung mua thực phẩm tiết kiệm tiền bạc, thời gian và hạn chế ra chợ.

Thời bình thường, chúng tôi bỏ tiền mua chung thực phẩm, sau chia mỗi nhà chế biến một công đoạn hay một món ăn. Từ hôm giãn cách xã hội, vẫn giữ tinh thần chia sẻ nhưng phải thay đổi cách làm để chống dịch. Các bà nội trợ thường thống nhất và tư vấn cách làm các món để gia đình ăn uống tiết kiệm và đủ sức khi dịch còn kéo dài. Còn việc nấu ăn chung chấm dứt, chỉ tự làm trong nhà, không tụ tập chế biến, nấu nướng và ăn chung... đến giờ chỉ khoe nhau như hội thi 'nữ công gia chánh' trên nhóm.

Đáng mừng là, dịp giãn cách ở nhà, các bà nội trợ lại có cơ hội truyền dạy hay cùng con gái học và thử các món mới trên mang. Các cháu rất hào hứng, làm ngon đẹp để còn gửi lên nhóm.

{keywords}
Có ốc hay cua
{keywords}
...thành nồi bún riêu truyền thống
{keywords}
Được khoe hay chia sẻ lên nhóm mỗi khi đến bữa.
{keywords}
Một số món có tính chất tích trữ, tiện dùng dần như vại cà muối
{keywords}
...hay muối vừng có thể làm thêm để chia cho hàng xóm khi cần.
{keywords}
Cuối tuần mỗi nhà 1 món
{keywords}
Không được ăn chung nhưng vẫn chia sẻ niềm vui

 

{keywords}
Làm muối vừng đóng gói, chia gửi cho mỗi nhà.
{keywords}
Món quê kết nối tình thân qua đợt đại dịch

Thảo Nguyên