Các loại thẻ ATM gắn chip

Thẻ ATM chip có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ chip và thẻ băng từ. Dữ liệu giao dịch của thẻ ATM chip gồm dữ liệu được lưu cố định tại một con chip nhỏ hơn sim điện thoại nằm ở mặt trước của thẻ và mật mã giao dịch thay đổi theo mỗi giao dịch. Con chip trên thẻ có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với mật độ cao khi khách hàng thực hiện giao dịch ở máy POS và ATM.

Thẻ ATM gắn chip hiện nay có 2 loại phổ biến là ATM gắn chip có tiếp xúc và ATM gắn chip không tiếp xúc.

Với loại thẻ ATM gắn chip có tiếp xúc, đây là loại thẻ ATM phải được đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc thì mới có thể ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu.

Còn với thẻ ATM chip không cần tiếp xúc, người dùng không cần phải cho thẻ tiếp xúc trực tiếp với đầu thẻ đọc, khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin khi khoảng cách giữa đầu đọc và thẻ chip này từ 2-10cm.

Cách rút tiền, thanh toán với thẻ ATM gắn chip

{keywords}
Thẻ ATM gắn chip sử dụng khá dễ dàng (Ảnh minh họa: KT)

Theo các chuyên gia, cách rút tiền với thẻ ATM gắn chip khá đơn giản. Người dùng thẻ ATM gắn chip chỉ cần tới cửa hàng hay cây rút tiền có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc (contactless) và chạm thẻ lên máy POS hoặc cây ATM.

Khi thanh toán hay rút tiền, khách hàng không cần cho thẻ vào máy đọc thẻ hay quẹt thẻ như cách truyền thống vẫn làm mà chỉ cần để mặt thẻ gắn chip tiếp xúc với máy.

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip của các ngân hàng khá giống nhau về các chức năng. Dưới đây là ví dụ cụ thể về cách sử dụng thẻ ATM gắn chip của TPBank.

Rút tiền từ thẻ chip TPBank: Đầu tiên cho thẻ ATM chip vào khe máy ATM theo chiều mũi tên rồi chọn Ngôn ngữ và nhập Mật khẩu. Tiếp đó, chọn Rút tiền mặt rồi nhấn vào số tiền cần rút rồi bấm Xác nhận và nhận tiền từ khe tiền. Sau đó, lấy lại thẻ, biên lai (nếu có) và ấn nút Hoàn tất giao dịch.

Chuyển tiền từ thẻ chip TPBank: Thực hiện các thao tác đăng nhập như rút tiền mặt và chọn mục Chuyển khoản rồi nhập số tài khoản và ngân hàng của người nhận. Sau đó, nhập lại Mã PIN để xác nhận giao dịch rồi chuyển tiền thành công và kết thúc giao dịch.

Nạp tiền vào thẻ chip TPBank: Đăng nhập thẻ vào máy ATM tương tự như rút tiền rồi nhập Mã PIN và chọn mục Nạp tiền. Tiếp đó, nhập vào số tiền cần nạp rồi cho tiền vào khe tiền và chờ máy Xác nhận, sau đó nhận lại thẻ, biên lai và kết thúc giao dịch.

Đóng/khóa tài khoản thẻ chip TPBank:

Cách 1: Đến quầy giao dịch ngân hàng cấp thẻ gần nhất để yêu cầu nhân viên đóng tài khoản thẻ chip dễ dàng.

Cách 2: Sử dụng máy ATM để đóng tài khoản cũng là một phương pháp dễ thực hiện và nhanh chóng.

Cách 3: Khóa tài khoản thẻ chip bằng cách đăng nhập vào Internet Banking là cách hiện đại và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tiết kiệm được thời gian đi lại, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể hoàn thành giao dịch.

Cách 4: Gọi tổng đài để yêu cầu khóa tài khoản thẻ chip.

Với các ngân hàng khác, cách sử dụng thẻ ATM gắn chip cũng thực hiện tương tự như trên. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên liên hệ với ngân hàng cung cấp dịch vụ của mình để biết thông tin một cách chính xác nhất.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Thủ tục, chi phí đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip

Thủ tục, chi phí đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip

Từ ngày 31/12/2021, thẻ ATM từ sẽ được thay thế bằng thẻ ATM chip, do thẻ chip có một số đặc điểm nổi trội, đặc biệt là có tính bảo mật cao hơn thẻ ATM từ. Vậy thủ tục, chi phí đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip thế nào?