Đó là thực tế câu chuyện nhà chị Trần Hồng Nhung, 42 tuổi, ngụ tại một hẻm ở đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM). 

Cách đây 7 năm, vợ chồng chị Nhung từ Hà Đông (Hà Nội) quyết định mang 3 con vào Sài Gòn thuê trọ lập nghiệp. Thời điểm ấy, anh xã chị đầu quân cho một công ty dược với vị trí trưởng phòng marketing. Chị làm tư vấn du học nên cũng không mấy bó buộc về thời gian, không gian. 

“Vợ chồng mình cho thuê căn nhà hai tầng ở Hà Đông với giá 5,5 triệu/tháng. Số tiền này vừa đủ trả tiền thuê nhà ở Sài Gòn. Nhờ đó, cuộc sống cũng không bị đảo lộn nhiều. Cả hai vẫn đi làm và có lương lậu, các con vẫn đi học bình thường. Thu nhập một tháng của hai vợ chồng được khoảng 40 triệu đồng nên chi tiêu khá thoải mái. Chưa bao giờ, mình phải tính toán chi tiêu chi ly. Nói chung khá thoáng tay, chi tiêu không có kế hoạch”, chị Nhung thừa nhận.

{keywords}
Các loại thực phẩm thiết yếu chị Nhung mua mỗi tháng

Suốt 7 năm vào Sài Gòn lập nghiệp, dù có thu nhập cao nhưng mỗi tháng, chị Nhung chỉ để dành được 10 triệu tích lũy. Cuối năm ngoái, chị mạnh dạn mua một căn nhà cũ 30m2, có 3 tầng, ở trong ngõ với giá 1,5 tỷ đồng. Vợ chồng chị có 900 triệu, ngoài ra vẫn phải vay ngân hàng 400 triệu đồng.

Từ ngày về nhà mới, không gian sinh hoạt của cả nhà thoải mái hơn. Tiền thuê nhà ngoài Bắc chị đập vào tiền trả lãi vay ngân hàng mua nhà nên cũng không quá áp lực. Vì thế, chị vẫn quen kiểu chi tiêu cũ.

Chỉ đến khi dịch Covid-19 ập tới TP.HCM, hai tháng nay chị Nhung bị thất nghiệp, không có lương, chồng chị may mắn hơn vẫn đi làm đều nên vẫn đủ chi tiêu dè xẻn.

Song, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài, thấy nhiều người quanh mình rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, không xoay xở kịp khi biến cố ập đến, chị Nhung mới giật mình.

“Lúc này, khi phải nghỉ việc ở nhà không biết đến bao giờ, mình mới thấy tiếc vì đã tiêu hơi 'thoáng tay', chưa dành dụm để có quỹ dự phòng cho những tình huống rủi ro, cấp bách. Vì thế, mình quyết định lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu cụ thể”, chị Nhung tâm sự.

Bà nội trợ này đã rút kinh nghiệm, lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm như sau:

Chỉ ưu tiên mua những mặt hàng thiết yếu

Chị Nhung kể, khi dịch bệnh chưa xảy ra, dù điện thoại của chị vẫn dùng tốt, nhưng thấy thích một chiếc điện thoại mẫu mới, dù đắt đỏ, chị vẫn sẵn sàng mua. Sợ ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng, chị sẽ mua trả góp trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm.

Nhưng dịch xảy ra, chị thấy mình đã quá lãng phí cho các khoản chi tiêu không cần thiết.

{keywords}

{keywords}

Các loại thịt, cá, rau quả dùng cho các bữa ăn hàng ngày được chị ưu tiên mua

Thực tế, giờ chị chỉ chi tiêu cho những thứ căn bản, thiết yếu, cắt giảm tối đa các khoản không cần thiết như quần áo, mỹ phấm, đồ gia dụng, đồ trang trí,... để kiểm soát chi tiêu hàng tháng. Chị chỉ tiêu theo đúng danh mục đã lên kế hoạch từ trước. Tuyệt đối không cà thẻ tín dụng hoang phí, không vung tay quá trán.

Bắt buộc phải có khoản tích lũy dự phòng hàng tháng

Trước đây, kiếm được 10 đồng chị tiêu 8, chỉ bỏ ra 2 đồng tiết kiệm. Những ngày giãn cách, chị Nhung thấy cần phải điều chỉnh lại và bắt buộc hàng tháng phải có khoản tích lũy, dự phòng. Hiện nay, nếu kiếm được 10 đồng, chị chỉ dám tiêu 5 đồng cho các khoản thiết yếu. 3 đồng để đầu tư, 2 đồng tiết kiệm.

“Mình sẽ hạn chế chi các khoản không thực sự cần thiết, bỏ ra một khoản tiền, đề phòng rủi ro và sẵn sàng cho các tình huống đột xuất của bản thân và gia đình. Lúc này không tiết kiệm thì cuộc sống không thể ổn định được”, chị Nhung cương quyết.

{keywords}
 
{keywords}
Một số loại thực phẩm có giá rẻ chị mua tích trữ dùng dần

Thắt lưng buộc bụng, chọn mua đồ rẻ nhất

Theo chị Nhung, thời điểm này ai cũng phải thắt lưng buộc bụng chứ không riêng gia đình chị. Bản thân chị lại đang thất nghiệp ở nhà, thu nhập giảm sút nên ăn uống cũng phải chọn thứ rẻ nhất.

“Ngày trước, có lúc bận quá mình còn thuê giúp việc theo giờ, mất 70.000 đồng/tiếng. Nay tự tay mình làm hết. Kể cả trước đây, mình vốn không thích nấu ăn thì nay cũng phải vào bếp để tiết kiệm chi phí”, chị Nhung nói.

Biết trân quý giá trị tinh thần

Dịch Covid-19 đang tạo nhiều áp lực tài chính đối với việc chi tiêu trong các gia đình, nhà chị Nhung cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bà nội trợ này thừa nhận, dịch bệnh giúp chị có thời gian nhìn lại bản thân, biết trân quý những giá trị tinh thần, không chạy theo lối sống vật chất, hưởng thụ.

Cụ thể, dịch bệnh ở nhà, chị có thời gian kết nối thường xuyên, chặt chẽ hơn với người thân - điều mà trước đây do bận bịu, mải chạy theo “cơm áo gạo tiền”, chị ít có điều kiện thực hiện. Bố mẹ, con cái yêu thương, gần gũi nhau hơn, như cùng chuyện trò, cùng nấu món ngon và xem một bộ phim hay,... Hoặc thấy người thân gặp khó, dù không dư dả nhưng chị sẵn lòng giúp đỡ bằng cách hỗ trợ thực phẩm thiết yếu.

Thảo Nguyên

Bốn thay đổi bắt buộc để lo đủ cho cả nhà sống qua mùa dịch

Bốn thay đổi bắt buộc để lo đủ cho cả nhà sống qua mùa dịch

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm thay đổi thói quen chi tiêu mua sắm mùa dịch của hầu hết bà nội trợ Việt, nhất là trong những ngày giãn cách xã hội ở các thành phố lớn hiện nay.