Chị Lan ở Thanh Xuân, Hà Nội làm nhân viên văn phòng với mức lương 9 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm nhân viên kĩ thuật viễn thông, thu nhập 11 triệu đồng/tháng. Anh chị có 2 con, đều đang tuổi tới trường.

Chị Lan cho biết, sau cưới anh chị được bố mẹ cho nhà nên vợ chồng chỉ việc tập trung làm ăn nuôi con. Ngay sau khi kết hôn, hai vợ chồng chị đã thống nhất chỉ tiêu 60% thu nhập, còn lại 40% dành cho tích lũy dự phòng. “Tổng thu nhập của vợ chồng mình một tháng là 20 triệu, sau khi nhận lương mình chuyển luôn 8 triệu vào tài khoản tích kiệm. Còn lại 12 triệu mình chia thành từng khoản, tuyệt đối không để tiêu quá tay”. 

{keywords}
Ngay sau cưới, vợ chồng chị Lan đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý tài chính: giữ 4 tiêu 6 (Ảnh minh họa)

Các khoản chi tiêu của chị Lan như sau:

Tiền ăn: 4 triệu đồng
Tiền học của con: 3 triệu đồng
Tiền điện nước + Internet: 1 triệu đồng
Đối nối, đối ngoại: 1 triệu đồng
Xăng xe, quần áo, thuốc men và những khoản phát sinh khác: 3 triệu đồng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ đầu tháng 4 công ty chị Lan cho nhân viên tạm thời nghỉ việc không lương tới khi dịch bệnh ổn định trở lại. Trong khi đó, chị chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất từ lương. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tài chính kinh tế gia đình. Từ đó, chị thay đổi 3 điểm trong kế hoạch chi tiêu của mình.

Cân đối lại tài chính, giữ vững nguyên tắc tiêu 6 giữ 4

Chị Lan chia sẻ, nghỉ việc là điều không ai mong muốn nhưng do tình hình chung nên chị chấp nhận với tinh thần lạc quan. Ngay sau khi nghỉ việc, việc đầu tiên chị làm là lập lại kế hoạch chi tiêu sao cho cân đối với thực lực tài chính hiện tại của vợ chồng chị.

“Mình không đi làm, thu nhập gia đình giảm một nửa bởi chỉ còn nguồn thu từ lương của chồng. Tuy nhiên, dù tài chính khó khăn nhưng mình vẫn tiếp tục duy trì nguyên tắc quản lý tài chính giữ 4 tiêu 6, tức là mình chỉ tiêu 60% của 11 triệu tiền lương của chồng, tương đương 7 triệu, còn 4 triệu để tiết kiệm. Đang tiêu ở mức 12 triệu đồng/tháng giờ phải giảm đi 4 triệu nên mọi khoản mình đều phải thắt thặt, tiêu đúng hạn mức sao cho không bị âm”, chị Lan cho hay.

Hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết

Để thắt chặt chi tiêu, chị Lan thiết lập lại từng khoản chi trong gia đình. Cụ thể các khoản chi của gia đình, chị cân đối lại như sau:

Tiền ăn: 4 triệu đồng.
Tiền điện nước + Internet: 1 triệu đồng
Đối nội, đối ngoại: 500.000 đồng
Xăng xe, quần áo, thuốc men và những khoản phát sinh khác: 1 triệu đồng

“Vì dịch bệnh, hai con mình đều được nghỉ học nên mình cũng đỡ khoản học phí. Ngoài ra, mình gần các khoản chi tiêu như quần áo, tụ họp bạn bè, sự kiện đối ngoại thăm hỏi cũng giảm rất nhiều... bởi thứ nhất dịch bệnh mọi người cũng hạn chế đi lại; thứ 2 bản thân đang trong thời gian nghỉ ở nhà thì các khoản mua sắm quần áo là không quá cần thiết. Đồng thời, mình cũng hạn chế tối đa các khoản phát sinh khác để giữ vững định mức chi tiêu của mình.

{keywords}
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Riêng tiền ăn mình giữ nguyên bởi với mình sức khỏe gia đình luôn là quan trọng. Đặc biệt trong khi dịch bệnh căng thẳng, mình càng phải đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình”, chị Lan chia sẻ.

Tìm cách có thêm thu nhập

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, xin việc không phải dễ dàng, cũng chưa biết khi nào công ty cũ mới hoạt động trở lại nên chị Lan đã xin làm cộng tác viên bán hàng qua mạng để có thêm thu nhập: 

“Trên mạng có rất nhiều người kinh doanh online tuyển cộng tác viên bán hàng. Tuy nhiên, mình cũng nghe nhiều chị em kể chuyện bị ‘quỵt’ lương nên chỉ tìm tới người quen, hoặc địa chỉ uy tín để cộng tác. Lương cộng tác cũng không được nhiều, bình quân mỗi ngày chỉ được khoảng 100.000 đến 150.000 đồng, nhưng mình vẫn kiên trì làm bởi mình hiểu rằng trong thời buổi dịch bệnh, kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy. 

Tính ra một tháng, chị Lan có thêm khoảng 4 triệu từ việc cộng tác bán hàng. Tiền này chị chia đều, dồn vào khoản tích lũy dự phòng đủ 6 triệu/tháng. Còn 2 triệu để chi tiêu thêm. Như vậy, hàng tháng chị Lan vẫn có tích luỹ mà chi tiêu không quá bị hụt.

Chị Lan chia sẻ, thời gian trước mắt, chị sẽ giữ đúng kế hoạch chi tiêu trên với phương châm “liệu cơm gắp mắm”. Chị cho rằng, dù kinh tế có khó khăn hơn nhưng nếu biết khéo léo chi tiêu thì cuộc sống vẫn yên ấm. Do đó, lúc nào chị cũng lạc quan để có thể tập trung chăm sóc gia đình mình được tốt nhất.

Thu Giang

Bí quyết đi chợ đầu mối, một triệu đủ đồ ăn cả tuần cho 6 người

Bí quyết đi chợ đầu mối, một triệu đủ đồ ăn cả tuần cho 6 người

Thay vì đi chợ theo ngày mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ, chị Lê Thị Diệp ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội thường đi chợ theo tuần với hơn 1 triệu đồng nhưng mua đủ thực phẩm ăn cả tuần cho gia đình 6 người.