Ngày 26/11, Cổng chống hàng giả Việt Nam phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM tổ chức hội thảo Chống hàng giả, hàng lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ để hội nhập và phát triển bền vững.

Ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng thường trực BCĐ 389, cho biết hàng lậu, hàng giả tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.

Sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt Lạng Sơn và Quảng Ninh là điểm nóng của hàng lậu, hàng giả gian lận thương mại.

{keywords}

Hàng giả như thật.

DN nào thương hiệu tốt, uy tín được người tiêu dùng (NTD) quan tâm thì bị làm giả ngay.

Đồng tình, ông Trần Thanh Kha, Quản lý kinh doanh toàn quốc Tập đoàn NGK Việt Nam, cho biết qua một cuộc khảo sát của bên thứ ba về nghiên cứu thị trường, khi mua 2.000 con bugi trên cả nước, chuyên gia từ Nhật Bản sang kiểm tra thì phát hiện tỉ lệ hàng giả là 20%, như vậy cứ 10 con trên thị trường thì có đến hai con bị làm giả.

Theo ông Kha, hàng giả chủ yếu từ Trung Quốc tràn về và cả ở trong nước làm. Các sản phẩm giả hoàn toàn kiểu dáng thương hiệu, NTD không biết được.

Giá hàng giả chia làm hai, ba loại và thấp hơn sản phẩm chính hãng 20%-60%. Bugi giả làm cho xe khó khởi động, tốn xăng, hay bị chết máy…

Trong khi đó, Công ty Loa BMB (Nhật) cho biết sản phẩm vào thị trường Việt Nam được năm năm nhưng hàng giả sản phẩm của công ty rộ lên từ năm 2014, hàng giả chiếm khoảng 5% nhưng số lượng là khá lớn.

Thường hàng giả bán bằng với giá hàng thật nên đã gây ảnh hưởng đến uy tín của DN và quyền lợi NTD.

(Theo Pháp luật TPHCM)