Với giá trị xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD, lâm sản xuất khẩu chính thức vượt qua thủy sản (9 tỷ USD), trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong ngành nông nghiệp năm 2018.

Xuất khẩu đồ gỗ 7,8 tỷ USD: Việt Nam số 1 Đông Nam Á

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), sản lượng khai thác gỗ năm 2018 đạt 27,5 triệu m3. Trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 18,5 triệu m3, tăng 3% so với 2017; khai thác từ cây trồng phân tán và cây cao su tái canh khoảng 9 triệu m3, đáp ứng được khoảng 80% nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2018 đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc ngành nông nghiệp. Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 đạt 2,317 tỷ USD, tăng 6,27% so với năm 2017.

Với giá trị xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD, lâm sản xuất khẩu chính thức vượt qua thủy sản (9 tỷ USD), trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong ngành nông nghiệp năm 2018. Đặc biệt, giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt tới gần 7 tỷ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu của toàn ngành.

{keywords}
Năm 2018, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 9,3 tỷ USD

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 vào sáng ngày 24/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là kết quả khá ấn tượng.

Theo Bộ trưởng Cường, một trong những điểm nhấn của toàn ngành trong năm 2018 là sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã kết thúc đàm phán, chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện về thực thi Lâm luật, quản trị Rừng và thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) với EU vào ngày 19/10/2018. Đây được coi là bước ngoặt lớn, cùng với việc triển khai đồng bộ Luật Lâm nghiệp sẽ góp phần hình thành được ngành kinh tế lâm nghiệp bền vững. 

Năm 2019, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5-6,0%; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 10,5 tỷ USD.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu lâm sản tăng khoảng 1,3 tỷ USD so với năm 2017. Năm 2019, toàn ngành đặt ra mốc 10,5 tỷ USD, nghĩa là đặt mức tăng trưởng khoảng 1,2 tỷ USD so với năm 2018. Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, năm 2019, Việt Nam có thể tăng sản lượng gỗ khai thác trong nước thêm 1,5 triệu m3 cho nguyên liệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào các ngành hàng này tăng lên.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp mới đây cũng thông tin với Bộ, các đơn hàng tổng hợp lại trong năm 2019 có thể tăng lên khoảng 1,5 tỷ USD so với năm 2018. Theo đó, phương án đặt ra tăng lên 1,2 tỷ USD là hoàn toàn khả thi, ông Tuấn cho hay.

B.H

Tăng trưởng mạnh mẽ: Việt Nam, quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới

Tăng trưởng mạnh mẽ: Việt Nam, quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới

Hiện nay Việt Nam là một nước mà xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ trên thế giới và chúng ta đang xếp thứ 27 trong tổng số các quốc gia xuất khẩu lớn của thế giới