Tham gia khảo sát, đánh giá, hướng dẫn viên (HDV) du lịch sẽ được xếp hạng từ 3 đến 5 sao. Cuối tháng 10, chương trình triển khai thí điểm tại TP.HCM, sau đó là Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh khác trên toàn quốc.

Hàng ngàn hướng dẫn viên nguy cơ mất việc làm

Có sai phạm sẽ bị hạ sao

Nếu năm 2000, Việt Nam chỉ có Việt Nam chỉ có 200-300 hướng dẫn viên thì đến nay, con số này nhiều gấp cả 100 lần, lên tới khoảng 23.000 người. Trong đó, chỉ 5-10% là thuộc biên chế các công ty du lịch, lữ hành, còn lại là cộng tác viên hoặc hướng dẫn viên tự do. Trong khi đó, điều kiện để được cấp thẻ HDV còn thấp. Với chuẩn thấp này, trình độ HDV không đồng đều.

Nhằm khuyến khích các HDV không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng hướng dẫn xử lý tình huống, đáp ứng yêu cầu ngay càng cao của du khách cũng như nhận được thù lao xứng đáng, Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai Dự án “Xếp hạng hướng dẫn viên du lịch Việt Nam”.

{keywords}
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện chương trình xếp hạng HDV.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho hay, việc xếp hạng được thực hiện thông qua đánh giá 3 tiêu chí chính là: năng lực, kiến thức, kỹ năng của hướng dẫn viên. Trong đó, tiêu chí năng lực chiếm 20%, tiêu chí kiến thức chiếm 50% và tiêu chí kỹ năng chiếm 30% tổng số điểm. Các HDV đạt từ 51 điểm trở lên sẽ được xếp 3 sao (hạng bạc), từ 51 đến 90 điểm xếp 4 sao (hạng vàng) và từ 91 điểm trở lên xếp 5 sao (hạng bạch kim).

Ông Bùi Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội HDV du lịch Việt Nam, nói thêm, một hội đồng gồm hơn 30 chuyên gia ở Hà Nội và TP.HCM, những người có kinh nghiệm thực tế trong nghề HDV, các giảng viên, lãnh đạo các DN lữ hành lớn,... đã được đào tạo và cấp chứng chỉ sẽ là “giám khảo”.

Trước mắt, HDV tham gia xếp hạng sẽ được miễn phí, về lâu dài có thể phải trả phí nhưng Hiệp hội chưa tính đến điều này, vì hiện mới thực hiện thí điểm. Nếu có, mức phí có thể khác nhau tùy địa bàn và loại hình HDV.

Việc xếp hạng sẽ được triển khai tại TP.HCM từ 22-24/10, với khoảng 60 HDV đã đăng ký tham gia; tại Hà Nội, Quảng Ninh vào tháng 11 và tại một số tỉnh, thành khác như Khánh Hòa, Lào Cai,... vào tháng 12, tiến tới đến năm 2019 sẽ triển khai trên toàn quốc.

Ông Vũ Thế Bình cho biết, thời gian đầu, chương trình xếp hạng sẽ áp dụng thí điểm cho các hướng dẫn viên là hội viên của Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, các Chi hội hướng dẫn viên du lịch đông hội viên trên toàn quốc. Sau thời gian thí điểm, Hội sẽ hoàn thiện các tiêu chí, quy chế để tiến tới xếp hạng cho tất cả các hướng dẫn viên muốn tham gia.

Ông cũng thông tin, trường hợp các HDV đã được xếp hạng mà có vi phạm về đạo đức, ứng xử, bị khách hàng hoặc DN lữ hành, báo chí phản ánh sẽ bị xử lý, hạ sao. Điều này được quy định rõ trong Quy chế xếp hạng.

Nên chú trọng kỹ năng xử lý tình huống

Theo ông Bình, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện chương trình xếp hạng HDV. Việc phân loại này không có nghĩa là phân biệt mà chỉ xếp hạng hướng dẫn viên ở những trình độ khác nhau, giúp cho các DN lựa chọn được HDV phù hợp, còn HDV được trả thù lao xứng đáng với năng lực của mình.

{keywords}
Sau khi xếp hạng HDV, tổ chức này sẽ triển khai xếp hạng nhân viên buồng, bàn, bếp,... (ảnh minh họa)

Do vậy, việc xếp hạng thực tế là cấp thêm một chứng chỉ mới  để đánh giá năng lực của HDV, tăng thêm giá trị cho họ. Tùy lựa chọn của mình, HDV có thể tham gia hay không, Hiệp hội không ép buộc. Sau khi xếp hạng HDV, tổ chức này sẽ triển khai xếp hạng nhân viên buồng, bàn, bếp,...

“Đây không phải là một cuộc thi, mà có thể gọi là sát hạch về trình độ, vì thế HDV không phải học vì họ đã có thẻ hành nghề rồi, và Hiệp hội cũng không đứng ra tổ chức bồi dưỡng thi, chỉ có các lớp sinh hoạt nghiệp vụ như bình thường”, ông Bình nói.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 23.055 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ, trong đó có 14.428 hướng dẫn viên quốc tế; 8.412 hướng dẫn viên nội địa; 215 hướng dẫn viên tại điểm.

Tuy nhiên, ông Bình thừa nhận một thực tế là: “Các HDV đăng ký chưa đông, tâm lý còn ngần ngại vì không rõ trình độ của mình như thế nào. Họ sợ phải đối mặt chuyện đó”. Vì thế, trước mắt Hiệp hội đang thuyết phục DN vận động HDV, cộng tác viên tham gia xếp hạng để phục vụ tốt hơn cho chính công việc của mình. 

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Công ty du lịch Hanoi Redtours, cho rằng, nên phân loại HDV thành các loại: HDV nội địa, HDV quốc tế và HDV tại điểm đến.

Dưới góc độ công ty du lịch, theo ông, có 2 yếu tố để đánh giá một HDV giỏi hay không, đó là kiến thức về điểm đến và khả năng xử lý tình huống. Kiến thức về điểm đến thì chủ yếu là lý thuyết, các HDV đã phải học khi thi cấp thẻ; còn kỹ năng xử lý tình huống trong quá trình đi tour mới là điều mà các công ty du lịch quan tâm và đánh giá cao.

Ông Hoan ví dụ, Quảng Ninh hiện có 2 dòng khách mạnh nhất là khách quốc tế đến Hạ Long và khách Trung Quốc. Vì thế, tiêu chí để đánh giá HDV đón khách Trung Quốc là cần giải quyết được các vấn đề mang tính thời sự, như khách mặc áo có in hình lưỡi bò, tuyên truyền không đúng về chủ quyền biển đảo, hỏi xiên xẹo về lịch sử văn hóa Việt Nam thì xử lý như thế nào.

Hay với HDV quốc tế, khi đưa khách đi nước ngoài, việc xử lý các tình huống xung đột giữa các nhóm khách mua tour, khách mất hộ chiếu, bị lạc, đòi quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự cố, khách vi phạm luật nước sở tại,... đòi hỏi kỹ năng của HDV, thể hiện họ có giỏi hay không.

“Theo tôi, nên để 30% là tiêu chí ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về điểm đến; còn 70% là tiêu chí về kỹ năng xử lý tình huống”, ông Hoan đề xuất.

Về khía cạnh DN, ông Hoan cho rằng rất cần có bảng xếp hạng HDV này, vừa để hướng dẫn viên biết mình đang ở đâu để nỗ lực hoàn thiện, gây dựng uy tín thương hiệu; vừa là một trong những yếu tố để thể hiện đẳng cấp chất lượng dịch vụ của DN và là chội để các đơn vị lữ hành tìm kiếm các HDV mới.

Ngọc Hà

Những 'cụ' hướng dẫn viên U60, U70 nói tiếng Anh tiếp đón du khách

Những 'cụ' hướng dẫn viên U60, U70 nói tiếng Anh tiếp đón du khách

Làng du lịch cộng đồng Triêm Tây (Quảng Nam) là điểm du lịch có một không hai níu chân du khách bởi đội ngũ hướng dẫn viên ngấp nghé tuổi lục tuần, thất tuần.

Hướng dẫn viên Trung Quốc hành nghề trái phép ở Khánh Hòa

Hướng dẫn viên Trung Quốc hành nghề trái phép ở Khánh Hòa

Hàng loạt người Trung Quốc đến Khánh Hòa không chỉ hành nghề hướng dẫn viên trái phép mà còn công khai giao dịch nhân dân tệ với du khách ở phố biển Nha Trang.

Công ty du lịch tuyển "Chí Phèo", "Thị Nở" vào làm việc

Công ty du lịch tuyển "Chí Phèo", "Thị Nở" vào làm việc

Một thông báo tuyển dụng nhân sự khá thú vị vừa xuất hiện trên một trang báo của địa phương.