Đỉnh dãy núi Ngọc Linh (độ cao từ 800 đến 2,8 nghìn mét) từ xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông

Những thanh niên người Xê Đăng khoẻ mạnh dưới dãy núi Ngọc Linh

Vùng này đang được Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum bảo vệ, chăm sóc. Vườn sâm số 20 cách trụ sở UBND xã Măng Ri hàng chục km, nơi đây có rừng nguyên sinh với những cây gỗ cổ thụ khổng lồ. Đồng hành cùng giải Marathon của Tiền Phong lần này tại Pleiku (Gia Lai), sâm Ngọc Linh K5 không chỉ góp phần thúc đẩy bảo vệ rừng, mà mong muốn giúp các vận động viên có thêm nhiều sức khoẻ.

Một chốt gác quản lý, chăm sóc sâm Ngọc Linh trên núi. Bất kỳ ai vào địa phận trồng sâm Ngọc Linh đều bị kiểm tra nghiêm ngặt

Phải có sự đồng ý của "chủ vườn", người ngoài mới tiếp cận được khu vực trồng sâm Ngọc Linh quý giá

Địa điểm trồng sâm Ngọc Linh k5 được kiểm soát, canh giữ nghiêm ngặt

Bao quanh những vườn sâm là vô số thanh nứa đã vót nhọn hoắt nhằm chống kẻ trộm. Nếu bất cẩn hoặc không có người dẫn đường sẽ rất nguy hiểm khi tới vùng này

Sâm Ngọc Linh chỉ phát triển tốt dưới tán rừng nguyên sinh. Chính thế mà rừng ở huyện Tu Mơ Rông luôn được được người dân bảo vệ, gìn giữ cẩn thận

Hệ sinh thái quanh vườn sâm Ngọc Linh rất đa dạng và không bao giờ người Xê Đăng xâm phạm

Mỗi cây sâm Ngọc Linh đều được người chăm sóc theo dõi, bảo vệ

Ông Trần Văn Hảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vingin (đơn vị đang sở hữu thương hiệu rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5) cho biết, doanh nghiệp đã trồng và phát triển hơn 600 ha sâm Ngọc Linh. Theo đó, công ty luôn phát triển sâm Ngọc Linh theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và căn dặn đảm bảo "quốc kế dân sinh". Do đó, ngoài việc đảm bảo đời sống ấm no cho người dân (đa số là người Xê Đăng) quanh vùng, hàng năm doanh nghiệp tặng mỗi hộ 100 cây sâm Ngọc Linh giống để họ tự phát triển kinh tế. Người dân thấy giá trị và được hưởng lợi từ sâm Ngọc Linh nên luôn có ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng nguyên sinh. Để bảo vệ rừng hiệu quả, công ty phân ra từng tổ và trả tiền công chăm sóc bảo vệ. Đây là điều cốt lõi trong giữ rừng ở dãy núi Ngọc Linh. Ông Hảo chia sẻ thêm, ngoài khoanh nuôi, bảo vệ; công ty bắt đầu trồng thêm hàng nghìn ha rừng. "Mình và người dân nơi đây xem nhau như anh em. Mình khuyên bà con bỏ hủ tụcphá rừng làm rẫy, phải bảo vệ và trồng thêm rừng thì cây sâm Ngọc Linh mới phát triển, bán giá cao được", ông Hảo nói

Chuột ăn sâm Ngọc Linh nên được gọi là "quý tộc". Loài này được xem như một trong những kẻ thù lớn với người trồng sâm Ngọc Linh

Vườn sâm Ngọc Linh hơn 600 ha được những "chiến binh" chăm sóc, bảo vệ 24/24.

(Theo Tiền Phong)