Sau khi Uber sáp nhập vào với Grab, phía Công ty Grab đã đưa ra nhiều chính sách thay đổi phương thức hoạt động. Sau một thời gian chạy thử nghiệm, khi các tài xế có phàn nàn về chính sách thì Grab đã tiếp thu và cho ra những chính sách còn “khoai” hơn trước. Nhiều tài xế cho rằng, càng về sau, các chính sách của Grab càng có xu hướng "tận thu" của họ.

Hàng trăm tài xế Grab ở Hà Nội đã gửi về báo những bức xúc về các chính sách mới mà phía Grab đưa ra. Họ cho rằng, những chính sách này đang đẩy cánh tài xế vay tiền mua xe vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, bán xe cũng không được mà làm tiếp cũng chẳng xong.

Qua một vài người quen, PV đã tìm gặp được anh Hiếu (nhân vật xin thay đổi tên) là một tài xế Grab chạy chuyên nghiệp toàn thời gian. Anh Hiếu và hàng trăm anh em tài xế Grab hoạt động cùng nhau đã liên tục họp mặt kể từ khi Grab có những sự thay đổi chính sách với cánh tài xế.

{keywords}
Nhiều tài xế cho rằng, càng về sau, các chính sách của Grab càng có xu hướng "tận thu" của tài xế.

Sự việc lên tới đỉnh điểm theo anh Hiếu là do: “Trước kia Grab có áp dụng đồng hành 2-3 chương trình thưởng 1 lúc, nhưng người lại thuộc nhóm thưởng này, người lại thuộc nhóm thưởng khác. Phía Grab có trả lời các tài xế là đã nghiên cứu cách hoạt động của tài xế để ra chương trình thưởng cho phù hợp.”

“Tuy nhiên, không phải là như vậy, mà phía Grab đang áp dụng thưởng theo cách phân loại tài xế để thu phí được tối ưu nhất. Nhưng có lẽ chưa được như kì vọng, vì thế cho đến thứ 2 vừa qua (23/7) thì Grab đã áp đặt 1 chương trình thưởng mới cho toàn bộ tài xế ở Hà Nội”, anh Hiếu nói.

Chương trình thưởng mới này, Grab yêu cầu tài xế phải hoàn thành tối thiểu 70% trên tổng các cuốc xe mà hệ thống phát đến cho tài xế. Nhưng, vấn đề hiện nay là, kể cả các cuốc xe mà khách hàng huỷ với bất kỳ lý do nào cũng khiến tài xế phải chịu vào tỷ lệ hoàn thành chuyến.

{keywords}
Tỷ lệ hoàn thành chuyến đang là áp lực vô cùng lớn khiến nhiều tài xế đi làm như đánh trận.

Nói một cách đơn giản, khách hàng huỷ chuyển là tài xế không thể hoàn thành được chương trình thưởng ngay cả khi cố gắng chạy hết sức. Trong khi đó, việc nhận được tiền thưởng rất quan trọng với tài xế. Do mức thuế, phí hiện nay đang rất cao.

{keywords}
Khách huỷ cũng khiến tài xế mất thưởng

Vì nếu một ngày có chạy 20 cuốc ngắn, mỗi cuốc 25.000 đồng thì các tài xế cũng chỉ thu về được 500.000 đồng. Chưa kể trong cuốc ngắn đó, tài xế mất 7.000 tiền phí, 8.000 đồng tiền xăng, các chi phí khác chưa tính. Con số còn lại quá nhỏ nho so với công sức và chi phí phải bỏ ra.

Anh Hiếu bức xúc: “Grab đưa ra chương trình thưởng mang tính áp đặt. Vì trước khi ra chương trình thưởng, Grab không hề tham khảo tài xế. Mà để đạt được tiền thưởng thì điều kiện vô cùng ngặt nghèo.”

“Chưa kể, tài xế sẽ phải hoạt động 13-15 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần thì mới có thể đạt số tiền tối đa mà Grab trao thưởng. Thế nhưng, nếu đạt được số tiền thưởng ở mức tối đa, tổng doanh thu vẫn không thể tương xứng với thời gian thực làm việc”, anh Hiếu cho biết thêm.

Các tài xế nếu "cố sống cố chết" chạy theo chương trình thưởng đó thì không có thời gian cho gia đình và không đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài. Tuy nhiên, đứng trước sức ép từ cơm áo gạo tiền, tài xế không có sự lựa chọn nào khác.

Một số tài xế cho biết, trước kia còn có các chương trình thưởng song song, nhưng bây giờ đều phải theo sự sắp đặt của Grab. Và trước khi sát nhập Uber vào, tài xế cố gắng làm việc trong khoảng 10 tiếng là đã có thể hoàn thành thưởng.

Nhưng hiện nay, điều kiện khó nhất là Grab yêu cầu tài xế phải hoàn thành một số lượng cuốc xe nhất định trong khung giờ cao điểm buổi sáng từ 7 - 9 giờ và buổi tối từ 16 - 21 giờ. Việc chia ra làm 2 khung giờ khiến tài xế buộc lòng phải cố chạy thì mới đủ điều kiện nhận thưởng.

Nhưng thậm chí, hàng trăm hàng nghìn tài xế đã nếm phải tình trạng, khi chỉ còn 1 cuốc xe nữa là hoàn thành điều kiện nhận thưởng của ngày đó, thì cuốc xe cuối thường bị Grab phát cho một cuốc xe rất xa đi sang ngoại thành. Khi hoàn thành chuyến thì cũng đã hết giờ nhận thưởng, mà huỷ thì bị tính vào tỷ lệ hoàn thành chuyến và cũng không được nhận thưởng. Nhiều tài xế khóc không nổi mà cười cũng chẳng xong.

Đó là không hoàn thành thưởng, còn hoàn thành thưởng cũng khổ không kém. Tuần đầu đạt thưởng sau khi hoàn thành 70 chuyến xe được 1,1 triệu đồng thì ngay tuần sau, số chuyến phải hoàn thành sẽ lên 75 và tiền thưởng giảm còn 900.000 đồng và cứ thế số chuyến tăng, tiền giảm.

Nhưng cũng chỉ đến tuần thứ 2 là các tài xế đã chịu không nổi với các điều kiện thưởng kiểu “treo cột mỡ” đó.

Khi thắc mắc với Grab thì thường sẽ nhận được câu trả lời là, tài xế vẫn có thể đủ điều kiện nhận chương trình thưởng khác tuỳ theo giờ hoạt động. Có nghĩa là các chương trình thưởng thấp từ 200.000 - 400.000 đồng/tuần.

Tuy nhiên, nếu không cố gắng hoàn thành các chương trình thưởng thì các tài xế sẽ không thể đảm bảo cuộc sống. Nhất là với các tài xế vay tiền mua xe, đó là một gánh nặng rất lớn khiến họ phải lao vào kiếm tiền cho bản thân và cho Grab như những cỗ máy.

(Theo Dân trí)

Uber tháo chạy, 'tay đua mới' dồn sức tấn công Grab

Uber tháo chạy, 'tay đua mới' dồn sức tấn công Grab

Cuộc cạnh tranh của các hãng xe công nghệ ngày càng quyết liệt dù đại gia lớn là Uber đã rời bỏ thị trường. Nhiều đơn vị trong nước đang tìm cách đấu lại ông lớn nước ngoài để lấy lại thế trên sân nhà.

GrabBike dỏm tung chiêu "chặt chém" khách

GrabBike dỏm tung chiêu "chặt chém" khách

Phóng viên đã được những "đàn anh" trong các băng nhóm xe ôm nhận làm "đệ tử" để vào vai GrabBike dỏm "chặt chém" khách hàng

Đề nghị Bộ Công an cấp biển màu vàng cho xe như Grab

Đề nghị Bộ Công an cấp biển màu vàng cho xe như Grab

Hiệp hội taxi Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM vừa cùng ký công văn đề nghị Bộ Công an cấp biển số nền vàng, chữ đen cho xe vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ.

Bộ Công Thương điều tra sơ bộ việc Grab mua lại Uber

Bộ Công Thương điều tra sơ bộ việc Grab mua lại Uber

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương quyết định điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam.

Grab mua lại Uber: Bộ Công Thương nói về nguy cơ cấm giao dịch

Grab mua lại Uber: Bộ Công Thương nói về nguy cơ cấm giao dịch

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cảnh báo về việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Thời Uber, Grab: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Thời Uber, Grab: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Trong nền kinh tế số, nhiều dịch vụ mới xuất hiện sẽ đặt ra thách thức với các hình thức kinh doanh truyền thống trong cuộc cạnh tranh giành thị phần.

Grab thâu tóm Uber: Cục Cạnh tranh vào cuộc

Grab thâu tóm Uber: Cục Cạnh tranh vào cuộc

Ngày 27/3, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi Công ty TNHH Grab Taxi đề nghị doanh nghiệp báo cáo việc mua lại Uber.

Uber nhập vào Grab: Văn phòng tại Việt Nam lập tức đóng cửa

Uber nhập vào Grab: Văn phòng tại Việt Nam lập tức đóng cửa

Văn phòng đại diện của Uber tại Hà Nội đã dán thông báo tạm thời đóng cửa ngay sau khi có thông tin Uber sáp nhập về Grab.