Năm 2013, chiếc bánh mang tính cách mạng này có chi phí sản xuất lên tới 320.000 USD. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, nhà sản xuất nói họ có thể bán ra một chiếc hamburger tương tự với giá 11 USD (tương đương 250 ngàn, mà vẫn có lãi.

"Thịt giả" lại là loại thực phẩm được sản xuất trong phòng thí nghiệm và nuôi cấy từ tế bào gốc của động vật. Chi phí sản xuất cho 1kg thịt tốn khoảng 20.000 USD. Các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm giải pháp nhằm cắt giảm chi phí xuống còn 100 USD/kg, sau đó chỉ còn 5 USD/kg.

Theo Business Insider, hiện có ít nhất hai start-up tìm cách tích hợp kỹ thuật CRISPR vào quy trình nuôi cấy thịt để cho ra thế hệ sản phẩm mới với chất lượng vượt trội, hứa hẹn mở ra những ranh giới mới trong lĩnh vực thực phẩm và tương lai của hoạt động ăn uống bền vững.

{keywords}
Loại thịt trong phòng thí nghiệm

Thịt nuôi cấy bằng tế bào có bước tiến gần hơn khi FDA, USDA đưa ra những quy định giám sát. Thỏa thuận giữa FSIS và FDA đề cập đến sự giám sát theo quy định đối với thực phẩm của con người được sản xuất bằng công nghệ mới  và công nhận vai trò quan trọng của mỗi bên.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã công bố một thỏa thuận chính thức về quy định chung cùng giám sát việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm cho người có nguồn gốc từ các tế bào của vật nuôi. Các nhà lãnh đạo cho biết bước đầu tiên sẽ là một khuôn khổ.

FDA - nơi điều chỉnh công nghệ sinh học sẽ giám sát việc thu thập và phát triển các tế bào nuôi cấy. USDA - cơ quan quản lý sản xuất thịt sẽ giám sát việc chế biến các tế bào đó thành thịt và  dán nhãn chính xác chúng.

Nguồn thịt không có nguồn gốc trực tiếp từ động vật đã vấp phải sự phản đối với những người chăn nuôi và các hiệp hội thương mại. Tuy nhiên, điều đó đã bắt đầu thay đổi khi Viện Thịt Bắc Mỹ (NAMI) đại diện cho các nhà đóng gói thịt toàn quốc và Công ty Memphis Meats - một trong những công ty thịt nuôi cấy tế bào nổi bật với nguồn vốn lớn đã cùng Nhà Trắng kêu gọi quyền đối với hai cơ quan chính phủ.

{keywords}
Những chiếc bánh làm từ thịt giả

Nhờ hành động này, các công ty chế biến thịt và các công ty thịt nuôi cấy tế bào có thể đưa ra tiếng nói chung. Điều đó cũng phù hợp với tình hình khi một số nhà đóng gói lớn nhất thế giới đã bắt đầu đầu tư vào các công ty thay thế nguồn protein truyền thống.

USDA sẽ phê duyệt nghiêm ngặt việc dán nhãn sản phẩm hàng ngày và hỗ trợ giúp thị trường cạnh tranh công bằng. Qua đó, cho phép người tiêu dùng quyết định loại thực phẩm mong muốn đối với gia đình họ. “Thỏa thuận sẽ giúp đạt được những mục tiêu bằng cách thiết lập sân chơi bình đẳng cần thiết để đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng” - Chủ tịch và giám đốc điều hành của NAMI cho biết

Hiệp hội Cattlemen của Hoa Kỳ (USCA) từ lâu đã phản đối việc gọi các sản phẩm nuôi cấy tế bào là thịttiếp tục bày tỏ sự thất vọng. Trong một tuyên bố gửi qua email, chủ tịch USCA Kenny Graner đã nhắc lại quan điểm của hiệp hội rằng các sản phẩm nuôi cấy nên được gọi là protein và có tem phê duyệt riêng.

Các công ty chế biến thịt bằng nuôi cấy tế bào đã phản đối ý tưởng rằng USDA sẽ giám sát các sản phẩm và cho rằng FDA phù hợp hơn.

Ca ngợi về thỏa thuận chính thức của hai cơ quan đã mở đường cho sản xuất thương mại Mỹ. Một số công như Just, Inc., đã đưa ra tuyên bố ngầm rằng nếu một thỏa thuận không được ban hành sớm họ sẽ sản xuất ở nước ngoài và tiêu thụ chúng ở các thị trường khác trước tiên.

{keywords}
Thịt giả còn nhiều tranh cãi 

Thỏa thuận có thể được thực hiện vào cuối năm nay với một kế hoạch hành động mở rộng và chi tiết hơn cho hai cơ quan để điều chỉnh các sản phẩm. Vào tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Sonny Perdue nói rằng việc hoàn thành một khuôn khổ hoàn chỉnh vào năm 2019 sẽ là rất nhanh đối với một cơ quan liên bang, các quy định cuối cùng có thể mất nhiều thời gian hơn và chúng sẽ được dịch bằng nhiều thứ tiếng.

Uma Valeti, người đứng đầu Memphis Meats, cho biết công ty của ông đã sẵn sàng cho sản phẩm ra thị trường và khung pháp lý là rào cản cuối cùng.

Một số nhà đầu tư và những người ủng hộ thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vui mừng rằng sẽ không còn công nghiệp giết mổ và bảo vệ động vật. Một số khác tại cuộc thảo luận tập trung vào lợi ích môi trường.

Tại Mỹ, các khí được thải ra bởi vật nuôi chủ yếu là khí mê-tan, chiếm 4% lượng khí thải của đất nước. Trên toàn thế giới, sản xuất thịt chiếm tới 14,5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Những người ủng hộ thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm cho biết công nghệ này có khả năng tác động mạnh mẽ đến lượng khí thải bằng cách loại bỏ phần lớn chuỗi thức ăn nông nghiệp động vật khỏi sản xuất. Một nghiên cứu gần đây từ Oxford cho thấy, về mặt lý thuyết, thịt nuôi cấy thực sự có thể làm tăng lượng khí thải nhà kính, bằng cách thay thế khí metan do vật nuôi sản xuất bằng CO2 lâu dài hơn khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy cho các cơ sở công nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi: nếu một khung pháp lý chặt chẽ là bước cuối cùng để thịt nuôi cấy tế bào đi vào sản xuất thì loại sản phẩm nào là sẵn sàng để đưa ra thị trường? Trong khi vẫn còn một loạt câu hỏi khác liên quan đến giá cả, tác động môi trường xã hội và cả sự ngon miệng chưa được làm rõ.

Khổng Hồng