Hàng nghìn món đồ cổ, đồ cũ và đồ giả cổ xuất hiện ở phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp một lần dịp cận Tết tại ngã năm Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Rươi, Hàng Đồng thuộc khu phố cổ Hà Nội.

{keywords}

Đến hẹn lại lên, từ 20 tháng Chạp đến 30 Tết, phiên chợ đồ xưa cũ họp tại ngã năm Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Rươi, Hàng Đồng thuộc khu phố cổ Hà Nội. Các món hàng ở chợ là đồ cổ, đồ cũ, đồ giả cổ. Nhiều người gọi đây là phiên chợ “mua của người chán, bán cho người cần”.

{keywords}

Chợ bán một số món đồ cổ, trong đó có những món thuộc vào loại hiếm, niên đại hàng trăn năm. Tuy nhiên, số lượng đồ cổ không nhiều, mà chủ yếu là đồ giả cổ, đồ cũ.

{keywords}

Những chiếc đèn giả cổ bày bán tại một gian hàng ở chợ, được làm k tinh tế, đẹp mắt.

{keywords}

Không chỉ thu hút người đến mua - bán, chợ còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của những người yêu thích những món đồ xưa cũ, trong đó có cả người chơi đồ cổ lâu năm.

{keywords}

Những món đồ ở chợ đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau, từ tượng Phật, đỉnh đồng, lư hương… đến các vật dụng bình dị trong cuộc sống hàng ngày như bát, đũa...

{keywords}

Một vị khác đang say sưa xem đồ tại chợ. Theo thói quen hình thành từ lâu, khách đi chợ có thể ngắm nghía, mân mê thoải mái "mặt hàng" mà không bị phàn nàn.

{keywords}

Những món đồ khá "độc" ở chợ.

{keywords}

Thậm chí, nếu khách có nhu cầu tìm hiểu lai lịch xuất xứ món đồ bán tại chợ cũng được chủ hàng nhiệt tình giải thích.

{keywords}

Thường thì các món đồ được đem đến bày bán đều là của dân sưu tầm. Nhiều chủ hàng đến chợ với mụch đích mở rộng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc sưu tầm và chơi đồ cổ, đồ giả cổ, đồ cũ.

{keywords}

Tiền cũ bày bán tại chợ. Với nhiều người, đi chợ là dịp để được ngắm, được nghe, được bàn luận về những thứ xưa cũ theo phong phong thái lịch sự, nhẹ nhàng trong giao tiếp của người Hà Nội xưa.

{keywords}

Thời gian như dừng lại trên nét mặt một vị khách đang say sưa ngắm các món đồ xưa cũ.

{keywords}

Món đồ xưa cũ trên tay một vị khách.

{keywords}

Người đi chợ hay có câu, đồ cổ không phải ai cũng chơi được, đến được với nhau còn vì cái duyên.

{keywords}

Nhiều người trẻ cũng đến chợ để thưởng thức nét văn hoá và thú chơi đồ cổ của người xưa.

{keywords}

Thậm chí, ngay cả phụ nữ cũng tìm đến để mua cho mình một món đồ cổ cầu may năm mới.

{keywords}

Với nhiều người Hà Nội, đi chợ đồ cổ ngã năm Hàng Lược là dịp quý để gặp nhau, nói chuyện về những giá trị xưa cũ của đất Hà Thành.

(Theo Dân trí)