1-1605103247080.jpg

Tại triển lãm cây cảnh quận Long Biên (Hà Nội), tác phẩm sanh cổ “Kỳ duyên mộc thạch” của ông Đào Nhất Hoa (Ninh Giang, Hải Dương) được giới chơi cây cảnh đặc biệt chú ý, yêu thích không chỉ bởi độ già, dáng thế tự nhiên mà cây có màu da (vỏ) sáng, mịn

2-1605103248548.jpg

Một nghệ nhân đánh giá, cây sanh cổ này có màu da đẹp “như làn da hoa hậu” mà khó có một cây sanh nào sánh được. Màu da sạch, mịn như thế này thì nó phải được sống trong môi trường trong sạch và cây phải có tuổi đời trên 100 năm

3-1605103248203.jpg

Theo đó, toàn bộ bệ rễ cây ôm đá nhiều năm, màu rễ cây đã hòa quyện vào màu đá. Chủ nhân tác phẩm giải thích, sở dĩ cây có tên “Kỳ duyên mộc thạch” vì cây rất có duyên với đá, kết hợp ăn ý tạo nên vẻ đẹp cổ, kỳ

4-1605103248255.jpg

Cây được ký đá 2 lần với hai loại đá khác nhau. Tác phẩm đầu tiên ôm đá tai mèo, sau này người nghệ nhân mới ký thêm đá tai voi để tôn tác phẩm lên

5-1605103248795.jpg

Ông Đào Hoa cho biết, cây rất già và một số điểm trên cây nổi địa y màu xanh (long đen) chứ không phải màu trắng. Cây nổi địa y màu trắng chưa chắc đã phải là cây già, đó là do nguồn nước, điều kiện tự nhiên nhưng cây nổi long đen màu xanh chắc chắn là cây nhiều năm tuổi

6-1605103247446.jpg

Chủ nhân tác phẩm cũng chia sẻ, nguồn gốc của cây do chính người bố của mình để lại. Trước khi bàn giao, cụ có dặn cứ để nguyên bản cái tích của người xưa làm

7-1605103247297.jpg

Các cụ ngày xưa không chơi theo lối cắt giật như bây giờ mà uốn tay cành tự nhiên cũng như dáng thế tự nhiên. Tay cành to từ trong ra ngoài

8-1605103248317.jpg

Bộ bệ rễ bám đá như cuộn len, các rễ biến hóa rất đẹp. Trải qua năm tháng chúng hòa quyện vào nhau và các u cục cũng mịn màng

9-1605103248303.jpg

Cây có dáng thế tự nhiên nên chủ nhân cũng như giới chơi cây gọi là cây dáng làng - đúng chất cây cổ thụ thu nhỏ. Thân bệ, tay cành, bông tán… được các nghệ nhân xưa làm tỉ mỉ từng mặt sao cho nhìn tứ diện mặt nào cũng có nét đẹp riêng, có chiều sâu

10-1605103248107.jpg

Ông Hoa cũng tâm sự, cây không những có giá trị kinh tế mà nó còn đem lại giá trị tinh thần rất lớn cho gia đình. Ông cụ thân sinh ra tôi vẫn sống, mỗi lần mệt mỏi ông ra ngắm cây lại thấy tinh thần phấn chấn lên

11-1605103247947.jpg

Đứng trước tác phẩm, người xem cảm nhận được sự gần gũi, mang bóng dáng quê hương có cây đa đầu làng. Để người xem cảm nhận điều đó, người nghệ nhân phải làm sao để cây có dáng thế tự nhiên và tỷ lệ giữa bệ rễ, thân, tay cành, bông tán, dăm chi cân đối, hài hòa

12-1605105029814.jpeg

"Cách đây mấy năm đã có người trả đến 5 tỷ đồng nhưng tôi chưa bán. Muốn giữ lại một thời gian nữa nữa vì cây như “một thành viên” trong gia đình nhiều năm", ông Hoa nói

(Theo Dân Trí)