Doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoa quả Việt Nam vào tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ phải cung cấp thêm hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm khi xin cấp phép. Điều này đồng nghĩa với việc Quảng Tây sẽ “cấm cửa” các loại hoa quả Việt Nam không rõ nguồn gốc.

Thông tin từ Vụ Thị trường Châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho thấy, gần đây, qua phản ánh của các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam, Vụ Thị trường Châu Á - châu Phi nhận được thông tin về yêu cầu truy xuất nguồn gốc của cơ quan quản lý Quảng Tây đối với hoa quả xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu nhập khẩu hoa quả thuộc địa bàn Quảng Tây.

Cụ thể, kể từ 1/4/2018, các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam khi làm thủ tục xin “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu” tại cơ quan quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch nhập khẩu Quảng Tây cần cung cấp thêm “hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm”. 

{keywords}
DN muốn xuất khẩu hoa quả Việt Nam vào tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ phải làm thêm thủ tục

Thông tin bao gồm: tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.

Cũng theo Vụ Thị trường Châu Á - châu Phi, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả của Việt Nam cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu của Trung Quốc.

Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, trong năm 2017, Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hoa quả của Việt Nam, đạt 2,17 tỷ USD, chiếm trên 75,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của cả nước, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm 2016.

Tâm An

Trung Quốc ngừng mua, nông sản Việt 'vỡ trận' mất giá

Trung Quốc ngừng mua, nông sản Việt 'vỡ trận' mất giá

Thịt lợn, dưa hấu, chuối,... rớt giá thê thảm khiến người dân lao đao, thua lỗ nặng. Nguyên nhân là do Trung Quốc hạn chế nhập, trong khi người dân đua nhau mở rộng diện tích, tăng đàn khiến nhiều loại nông sản Việt “vỡ trận”.

Thu mua nông sản trái phép: Trục xuất 8 thương lái Trung Quốc

Thu mua nông sản trái phép: Trục xuất 8 thương lái Trung Quốc

Cơ quan chức năng tỉnh Long An vừa phát hiện, kiểm tra và trục xuất 8 người Trung Quốc thu mua bông, trái và khảo sát thị trường thanh long trái phép.

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thủy sản sang Trung Quốc

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thủy sản sang Trung Quốc

Năm nay, chúng tôi hy vọng giá trị hợp đồng sẽ tiếp tục tăng lên, các gian hàng cũng được ưu tiên cho các mặt hàng nông sản và thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc.

Trung Quốc tranh nhau mua: Sầu riêng tăng giá kỷ lục

Trung Quốc tranh nhau mua: Sầu riêng tăng giá kỷ lục

Nguồn cung khan hiếm do nghịch vụ, Trung Quốc lại đang tìm kiếm nguồn hàng khiến giá sầu riêng Việt Nam tăng cao kỷ lục, đắt hơn cả giá sầu riêng nhập khẩu.

Trung Quốc giảm mua, Mỹ bớt nhập: Dừa Xiêm mất giá mạnh

Trung Quốc giảm mua, Mỹ bớt nhập: Dừa Xiêm mất giá mạnh

Nhu cầu thị trường giảm, đặc biệt ở các thị trường Trung Quốc và Mỹ, khiến dừa xiêm Bến Tre đang vấp phải sự cạnh tranh cả về giá lẫn mẫu mã với dừa xiêm Thái Lan. Vì thế, giá dừa xiêm Bến Tre đồng loạt giảm mạnh.

Tắc đường sang Trung Quốc, 4 triệu tấn lợn lo ế nặng

Tắc đường sang Trung Quốc, 4 triệu tấn lợn lo ế nặng

Một năm Việt Nam sản xuất hơn 4 triệu tấn thịt hơi, lớn hơn cả giá trị lúa gạo. Nhưng, nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chỉ xuất khẩu được 20.000 tấn lợn sữa mỗi năm.

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu cá tra bứt phá

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu cá tra bứt phá

Tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2017 dự kiến vẫn đạt khoảng 1,8 tỷ USD, chủ yếu nhờ thị trường Trung Quốc tăng mua trong thời gian qua.

Gạo Việt đến thời 'phất lên' nhờ vào Trung Quốc

Gạo Việt đến thời 'phất lên' nhờ vào Trung Quốc

Sau gần một năm u ám, mấy tháng gần đây, gạo Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tăng mạnh.