{keywords}
Đường Chùa Bộc thường xuyên tắc nghẽn trong những ngày giáp Tết. Một bên tuyến phố này vốn là điểm kinh doanh thời trang nổi tiếng ở Hà Nội.

 

{keywords}
Không chỉ dưới lòng đường, việc đi bộ hay đi xe trên vỉa hè cũng gặp khó khăn khi các cửa hàng bày bán tràn lan, chủ yếu là loại thời trang giá rẻ.

 

{keywords}
Một cửa hàng đổ đống áo sơ mi ra vỉa hè, đồng giá 100.000 đồng/chiếc, thu hút rất nhiều người vào chọn lựa.

 

{keywords}
Chúng được quảng cáo là hàng xuất khẩu thừa nhưng được cho là chất vải không tốt và đường may không chắc chắn.

 

{keywords}
Anh Tuấn, sĩ quan quân đội đang thử chiếc áo len giá 150.000 đồng. Anh cho biết đến chiều 27 tháng Chạp mới được nghỉ và có thời gian đi mua sắm. Anh không chủ định mua gì mà sẽ chọn những mặt hàng giảm giá nhiều nhất.

 

{keywords}
Các cửa hàng quần áo, giày dép đồng loạt treo biển giảm giá từ 50-80% hoặc áp dụng các chương trình đồng giá như áo sơ mi 100.000 đồng, giày 150.000 đồng….

 

{keywords}
Một cửa hàng giảm giá 50-70% thu hút lượt khách đông gấp hàng chục lần mỗi ngày. Thông, nhân viên bán hàng cho biết đã mấy ngày nay, cứ đến 20h là không có chỗ trống để đi.

 

{keywords}
Ông Hoàng Văn Phượng, bảo vệ tại một cửa hàng quần áo cho biết ông đã vất vả liên tục 15 ngày nay. “Khách vào đông quá mà chỗ để xe có hạn nên tôi phải xếp liên tục cho gọn gàng. Có lúc, tôi còn phải từ chối vì không biết xếp vào đâu nữa”, ông Phượng giãi bày.

 

{keywords}
Một cửa hàng giày cũng thu hút nhiều gấp đôi lượng khách so với ngày thường nhờ áp dụng chương trình đồng giá, mức thấp nhất là 150.000 đồng.

 

{keywords}
Đôi bạn Quyên và Lâm tranh thủ đi chọn quần áo trong buổi chiều đầu tiên được nghỉ Tết. Quyên cho biết cả 2 mới nhận thưởng tết nên muốn tự thưởng cho bản thân. Hơn nữa, cả 2 chỉ có một buổi chiều mua sắm trước khi lên đường về quê vào ngày mai.

(Theo Zing)