Miến phở Kỳ Đồng

Từ một xe hủ tiếu gà ven đường phát triển lên, quán phở miến gà Kỳ Đồng (quận 3) giờ đây là địa chỉ thu hút hàng nghìn lượt khách Tây, ta bởi hương vị gà ta dai ngon và màu da gà vàng bắt mắt.

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 1
Trước 1975, người dân Sài Gòn đã quá quen với xe hủ tiếu gà rong ruổi khắp quận 3. Khi công việc kinh doanh khấm khá, ông chủ xe hủ tiếu gà tìm đến con hẻm 14 Kỳ Đồng để xây dựng mặt bằng.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 2
Khung cảnh quen thuộc ở phở miến gà Kỳ Đồng trong con hẻm nhỏ ở quận 3, TPHCM.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 3
Đây là địa chỉ quen thuộc với nhiều người Sài Gòn gần 50 năm qua và cũng là cái tên không hề xa lạ với nhiều đoàn khách du lịch quốc tế. Quầy bếp lên món ngay trước mặt khách với những đôi tay thoăn thoắt trộn gỏi, chia thịt ra tô nhìn rất cuốn hút
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 4
Mỗi tô miến, phở hoặc hủ tiếu đều có đủ rau thơm, hành, hành khô và nước béo đậm đà.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 5
Sợi bánh ở đây dai, không bở. Đầu bếp sẽ trụng sợi bánh theo yêu cầu từng khách
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 6

Nếu bao tử còn trống, thực khách có thể thưởng thức thêm một phần gỏi gà với muối tiêu chanh

Các loại gia vị hòa quyện tạo nên những món ăn trứ danh Sài thành gần 50 năm qua. 

Chè Hiển Khánh

Tiệm chè Hiển Khánh ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là ông Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai ông giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản.

Thạch chè Hiển Khánh mở tiệm đầu tiên vào năm 1959 ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông. Khách của quán chủ yếu là người đi chợ.

Sau 1 thời gian, do quán cũ quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) từ năm 1965 và duy trì đến bây giờ. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.

Khách của quán có thêm nhiều học sinh của trường Gia Long, Petrus Ký đến ăn không chỉ vì chè mà còn vì những câu đối do ông chủ tiệm sáng tác treo trên tường, học sinh đối chỉnh thì được tặng chè, tặng bánh. 

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 7
Thời những năm 70 thế kỷ trước, món thạch chè rất đơn giản và chỉ có đúng ba món: thạch trắng cắt sợi, chè đậu xanh và chè kho ướp lạnh. "Hồi đó ở Sài Gòn, chỉ có một quán duy nhất là Hiển Khánh bán món chè này", bà Nguyễn Lan, một thực khách nhà quận 5 kể.  
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 8
Tiiệm chè Hiển Khánh ngày nay có đến mười loại thạch khác nhau, bán thêm sâm bổ lượng, chè bạch quả, sữa chua, rau câu nhưng vẫn giữ đặc trưng: Chè Hà Nội không có nước cốt dừa như chè Nam Bộ, khi bưng lên cho khách luôn có chén đá bào kèm theo.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 9
Quán bây giờ có thêm nhiều món mới như sữa chua, rau câu, chè sâm bổ lượng, nhưng thực khách không bao giờ bỏ qua món thạch trắng giòn giòn dọn kèm với một chén đá bào hay chén chè sen nhãn thơm lừng và ám mùi trà xanh đến tận muỗng cuối cùng trong chén.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 10
Nơi đây lý tưởng cho những tâm hồn yêu thơ  

Đây không những là nơi tụ hội của những người mê chè mà còn là nơi của nhưng tâm hồn yêu thơ gặp nhau.

Cháo tiều Cô Út

Trong vô vàn những món cháo tụ hội ở Sài Gòn, tô cháo Tiều do một gia đình người Hoa gốc Triều Châu mang đến Sài Gòn những năm 1940 luôn được đánh giá là thú vị.

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 11

Xe cháo tiều ngày nào giờ được trang trí chỉn chu, nhân viên mặc đồng phục  

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 12

Quán có thực đơn khá phong phú

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 13
Đầu tiên, tùy theo món bạn gọi mà người nấu sẽ gắp các thành phần như phèo, tim, gan, cật, mực... vào một tô nhỏ rồi nấu sôi cùng một ít cháo trắng, khuấy đều cho đến khi chín hẳn rồi mới cho thêm cháo vào và đổ ra tô. Chính cách nấu độc đáo này tạo nên một hương vị đặc trưng mà hiếm món cháo nào ở Sài Gòn có được.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 14
Ăn món cháo này không thể thiếu giò cháo quẩy, kèm theo một ít gừng xắt sợi, hành lá để nguyên cọng, rồi rắc lên một chút tiêu là vừa đủ. Thoạt nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng quả thật càng ăn càng thấy vị ngon ở đây quá đặc biệt mà không nơi nào có thể sánh được. 
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 15
Điểm khác biệt giữa cháo Tiều và món cháo lòng Việt Nam là thành phần tuy cũng bao gồm cháo trắng, phèo, tim, gan, cật, thịt bằm... nhưng không được luộc trước mà lại để riêng. Ngoài ra còn có mực, nấm rơm, hành lá, và đặc biệt nhất là có thêm một trứng gà ta ăn kèm. Vậy nên trước đây người ta thường quen gọi "cháo thập cẩm" cũng là vì những thành phần quá đỗi phong phú này.    

Theo người kế nghiệp quán cháo, món ăn này do ông cố truyền lại cho cha khi còn ở Triều Châu, rồi cha chị sang Việt Nam mở bán tính ra đến nay đã được hơn 70 năm.

Bí quyết là khi nấu cháo chỉ để nở khoảng 80% rồi hâm nồi cháo cho nóng, lúc khách gọi mới nấu riêng từng tô. Chính nhờ cách nấu riêng này đã mang đến một hương vị rất đặc trưng cho tô cháo, tạo nên sự hòa quyện đến khó tin của những tim, phèo, gan, cật, mực, thịt bằm... cùng với trứng gà ta và những gia vị ăn kèm.

Mì cật Sài Gòn

Hơn 60 năm qua, quán hủ tiếu mì thập cẩm, hay còn có tên gọi khác là "hủ tiếu mì cật", nằm ngay số nhà 64 Trương Định (phường Bến Thành, quận 1) vẫn luôn tấp nập khách ra vào mỗi ngày.

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 16
Quán nằm lọt thỏm ngay khu trung tâm quận 1, song vẫn nổi bật lên bởi cái nét mộc mạc tự nhiên mà chỉ những hàng quán lâu năm thực sự mới có được. Từ ngoài đi vào thực khách sẽ bắt gặp ngay khu vực bếp nấu nướng được kê phía bên phải.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 17
Lượng mì hay hủ tiếu trong tô không nhiều. Nhưng bù lại, những miếng cật trong tô lại to và dài ấn tượng. Khi ăn, độ dai của sợi hủ tiếu và mì, cái vị ngọt béo của nước lèo và dai giòn của cật hòa quyện lại.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 18
Một phần hủ tiếu cật khô khá hấp dẫn

Phở Dậu

Ông Uông Văn Bình, hơn 70 tuổi, người con trai nối nghiệp bán phở bà Dậu từ hơn ba chục năm nay cho biết, mẹ ông mở quán phở ở Sài Gòn từ năm 1958, sau khi di cư từ quê hương Nam Định vào đây.

Nam Định là một trong những nơi có nhiều người có nghề nấu phở. Theo tư liệu của các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố hàng Hành. Ông Bình cho biết, cách nấu phở bây giờ vẫn giữ nguyên công thức như xưa của bà Dậu, đó là chỉ dùng xương ống bò để nấu phở.

5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 19
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 20
Hơn sáu mươi năm có mặt ở Sài Gòn, phở Dậu vẫn trung thành với phong vị phở Bắc xuất phát từ Nam Định, tuyệt nhiên không rau giá nhưng lúc nào cũng đông khách.
5 quán ăn ngon trứ danh tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn - 21
Cách nấu phở bây giờ vẫn giữ nguyên công thức như xưa của bà Dậu, đó là chỉ dùng xương ống bò để nấu phở.

Những quán phở gốc Bắc có mặt ở Sài Gòn ngay sau 1954 còn tồn tại đến ngày nay không nhiều: phở Cao Vân, phở Dậu, phở Tàu Bay, phở Minh… Mỗi quán đều có thực khách trung thành riêng của mình. Đó là những di sản rất quý giá, góp phần cho tổng thế quyến rũ của ẩm thực Sài Gòn.

(Theo Dân Trí)