Nhật Bản được biết tới là một trong những nước có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất thế giới, nhưng việc chăm sóc tới “tới tận răng” lại khiến không ít người dân nước này cảm thấy phiền phức hơn là được phục vụ như các “thượng đế”.

Sau đây là 10 điều khó chịu nhất mà khách hàng Nhật phàn nàn.

10. Bạn muốn đi theo con đường nào?

Rất nhiều người Nhật đi taxi không hài lòng về câu hỏi này, bởi họ luôn nghĩ rằng đó là việc của tài xế. “Nếu tôi biết đường đi tốt nhất thì tôi đã không ngồi trong chiếc xe taxi này”, hoặc họ cho rằng “công việc của một người lái xe là đưa khách tới nơi cần đến một cách tốt nhất”.

9. Bạn có cần một kiểu tóc mới?

Tại các tiệm cắt tóc, những người thợ luôn gợi ý cho khách hàng những xu hướng mới nhưng không ít những “thượng đế” lại tỏ ra không thích thú với điều này. Họ cho rằng, chưa cần tới một kiểu tóc mới trong lúc này.

8. Tiền thừa đặt trên các tờ hóa đơn

Rất nhiều người tiêu dùng Nhật thấy khó chị khi nhận lại tiền thừa,tiền xu đặt trên hóa đơn tại các quầy tính tiền. Họ muốn nhận tiền trước và cất vào ví thay vì phải chọn từng đồng xu ra khỏi hóa đơn.

7. Thức ăn được chia vào nhiều túi khác nhau

Tại các cửa hàng tiện ích, thức ăn thường được chia vào nhiều túi khác nhau như đồ ăn nóng, đồ ăn đóng hộp. Tuy nhiên, người tiêu dùng cho rằng “thật lãng phí túi nilong”.

{keywords}
Hai tay đưa tiền cho khách được cho là hành động không cần thiết

6. Hai tay khi đưa tiền thừa cho khách

Nhiều khách hàng cảm thấy quá phiền phức hoặc không đến nỗi cần phải thân thiết như vậy, nhưng thực tế, hành động này của nhân viên chỉ muốn chắc chắn rằng không có đồng xu nào rơi ra ngoài.

5. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

Tại các nhà hàng, khi gọi món xong, nhân viên phục vụ thường có câu “Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách”. Câu nói  lịch sự nhưng người tiêu dùng lại không mấy quan tâm tới điều này, họ chỉ muốn được mang thức ăn ra sớm nhất theo đúng thứ tự họ đã chọn. Thậm chí, có khách hàng còn cho rằng, những câu nói này của nhân viên phục vụ thấy rất phiền và mất trật tự.

4. Nói chuyện với thợ cắt tóc

Các stylist luôn tư vấn cho khách hàng những kiểu tóc mới, phù hợp nhưng không ít người đàn ông Nhật cho rằng:  “Tôi chỉ muốn họ tập trung vào cắt tóc của tôi”, “Tôi thực sự là chỉ muốn ngủ” còn “Tôi chỉ muốn thư giãn”. 

{keywords}
Tiễn khách ra tận cửa cũng là một việc làm không cần thiết

3. Lái xe nói chuyện với khách hàng

Sự quan tâm của lái xe vô tình đã trở thành phiền phúc cho khách hàng khi họ đang muốn yên tĩnh hay đang bận một số việc riêng như kiểm tra lại tài liệu công việc, xem điện thoại,... “Tôi chẳng nhận được điều gì đáng giá khi nói chuyện với tài xế”, một người đàn ông cho hay. 

2. Tiễn khách ra cửa

Việc đưa khách hàng ra cửa cũng là một phép lịch sự của các cửa hàng  Đôi khi, khách hàng lại cho rằng không quá cần thiết phải mang hộ đồ cho họ ra tận cửa. Họ cho rằng, đây là chiêu trò của các cửa hàng. “Có sự thực cần thiết hay không việc đưa khách hàng ra ngoài cửa dù chỉ có một khoảng cách rất ngắn”, một người tiêu dùng Nhật phàn nàn.

{keywords}
Người mua hàng muốn tự do mua sắm mà không có nhân viên kè kè bên cạnh

1. Bạn đang muốn mua gì?

Với những người cho rằng mua sắm là một thú vui thì việc đang tìm mua cái gì không quan trọng. Chinh vì thế, việc nhân viên bán hàng đi theo, tư vấn, giải thích cho người mua lại là sự phiền phức. Họ muốn tự do lựa chọn mà không phải lúc nào cũng có người đi theo sau. 

“Tôi muốn thoải mái đi xem từng món đồ mà không phải nói chuyện với nhân viên bán hàng. Khi đó xung quanh, thú vui mua sắm nhiều khi biến mất”, một khách hàng cho biết.

Nam Sơn