Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Nghị định quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa với mỗi hành vi vi phạm hành chính của cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

{keywords}
 

Ngoài ra còn có nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch...

Nghị định này quy định mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm. Đáng chú ý, Nghị định quy định nếu tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; phân biệt đối xử với khách du lịch; không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định bị phạt tiền từ 1 đồng đến 3 triệu đồng.

Với cơ sở lưu trú du lịch không niêm yết công khai giá hàng hóa bị phạt tiền đến 5 triệu đồng. Đặc biệt nếu có hành vi bán hàng hóa không đúng giá niêm yết bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. Bên cạnh việc phạt tiền, cơ sở lưu trú du lịch vi phạm bị đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Hành vi vi phạm hành chính về cơ sở vật chất, dịch vụ lưu trú du lịch không đảm bảo vệ sinh như: Không có khăn mặt, khăn tắm, không thay khăn, thay bọc đệm hoặc chăn gối khi có khách mới cũng bị phạt tối đa đến 3 triệu đồng.

Đối với hướng dẫn viên du lịch không sử dụng thẻ hướng dẫn viên khi hành nghề hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, mức phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2019.

(Theo Lao Động)