Bí mật bất ngờ nghề nuôi loài ruồi chết sớm, thú bay để hứng phân

Chỉ chưa đầy 1 năm, bầy ruồi lính đen đã đưa ông Nguyễn Mạnh Hùng (thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đến thành công bước đầu với thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. 

“Lúc đầu nghe về nuôi ruồi thì có vẻ ngạc nhiên, nhưng khi bắt tay vào tìm tòi thì mới thấy cái hay của nó... Nuôi ruồi lính đen sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường vì thức ăn chủ yếu của chúng là các loại rau củ quả hư, thức ăn thừa, rác thải...", ông Hùng chia sẻ.

{keywords}
Mô hình nuôi ruồi lính đen tại trang trại của ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo ông Hùng, ruồi lính đen không gây phiền toái cho con người, không gây hại. Đó là loài "đoản thọ, loài chết sớm", có vòng đời khoảng hơn 1 tháng. Sản phẩm có giá trị nhất từ quy trình nuôi ruồi lính đen là trứng ruồi, hiện bán ra thị trường với giá trung bình từ 25 - 30 triệu đồng/kg. Không chỉ thế, ấu trùng từ ruồi lính đen được sử dụng khá hữu ích khi làm thức ăn trong chăn nuôi.

Trong khi đó, gần đây, nhiều hộ nông dân ở huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) phát triển mô hình nuôi dơi lấy phân. Hiện phân dơi tươi được bán cho nông dân trồng cây ăn trái và hoa màu với giá 55.000 đồng/kg. 

Theo ông Trần Trung Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Thạnh, đối với các loại cây như sầu riêng, bưởi da xanh, cam sành... nếu được bón phân dơi đầy đủ thì tuổi thọ kéo dài đến gần 20 năm và cho trái rất sai. Vì vậy, hiện phân dơi rất được nông dân trên địa bàn ưa chuộng và đang “cháy hàng” vì số lượng đặt hàng ngày càng nhiều trong khi nguồn cung thì có hạn. Ngoài ra, một lợi ích nữa là dơi cũng diệt được các loài côn trùng có hại cho cây trồng.

Chuyện lạ miền Tây: Tranh nhau mua vảy cá với giá rất cao

Với đa số người dân, vảy cá là thứ phế phẩm, đương nhiên phải vứt bỏ. Nhưng hai năm gần đây, nhiều thương lái kéo đến các làng nghề làm khô ở miền Tây thu mua vảy cá lóc, cá sặc rằn. Hiện tại, giá vảy cá bất ngờ “nhảy múa” tăng không ngừng do có tình trạng thương lái tranh giành mua.

{keywords}
 Do tình trạng thương lái tranh giành nên giá vảy cá “nhảy múa” tăng không ngừng.

Theo người dân, việc thương lái thu mua vảy cá đã xuất hiện từ năm 2017 nhưng thời điểm đó giá vảy cá chỉ có 500 đồng/kg, sau đó tăng dần lên 2.000 đồng/kg. Còn hiện tại, giá vảy cá là 5.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên 10.000-12.000 đồng/kg.

Nhiều người dân chẳng biết các thương lái mua vảy cá để làm gì, họ bán để thêm chút thu nhập.

Theo nghiên cứu, vẩy cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nguồn thuốc quý giúp trường thọ, làm đẹp từ thiên nhiên.

Bắt được cá vảy vàng 'thành tinh', cá chép khổng lồ

Anh Jason Fugate, một người đàn ông ở Mỹ vừa bắt được một con cá vàng khổng lồ siêu kỳ lạ. Toàn thân con cá phủ một màu vàng cam óng ánh, rực rỡ. Con cá vàng "thành tinh" này có chiều dài lên đến 91cm, nặng tới 14kg. 

Tiến sĩ Alec Lackmann, chuyên gia sinh vật học tại Đại học bang North Dakota phân tích, tuy rằng con cá này có ngoại hình hệt như một con cá vàng khổng lồ quý hiếm nhưng trên thực tế, nó là một con cá trâu miệng rộng đột biến gen. Tiến sĩ Alec Lackmann đã kiểm tra cấu trúc canxi của tai trong con cá và thấy rằng, con cá này đã có sống ít nhất 100 năm hoặc hơn, nó thực sự là một con cá thành tinh.

{keywords}
Toàn thân con cá phủ một màu vàng cam óng ánh, rực rỡ.

Trong khi đó, con cá chép xiêm khổng lồ, nặng 105 kg cũng vừa được một cần thủ người Anh bắt được sau 80 phút chiến đấu với nó ở một hồ nước tại Thái Lan. Cân nặng của con cá này phá kỷ lục thế giới trước đó thuộc về một con cá chép xiêm nặng 46 kg.

Chuyện lạ Sơn La: Đang gà mái bỗng 'chuyển giới' thành gà trống



Gia đình anh Tráng A Tráng là người dân tộc Mông đã sinh sống ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La từ nhiều đời nay. Cũng giống như bà con trong bản, anh nuôi lợn, nuôi gà để gia tăng đời sống gia đình.

Đáng chú ý, con gà mái đã đẻ mấy năm của gia đình bỗng xuất hiện dấu hiệu lạ. Đầu tiên là nó không đẻ nữa, mào của nó mọc dài hơn và chuyển sang màu đỏ tía. Chân của gà mái bỗng mọc thêm cựa như gà trống. 

{keywords}
Con gà mái của gia đình anh Tráng giờ biến đổi "giới tính" thành gà trống.

Quá lạ lùng trước sự biến đổi của con gà, anh Tráng lại giữ nuôi. Đến giờ, ả gà mái này đã chuyển đổi "giới tính" thành gà trống. Anh Tráng đã nhốt nó vào cái lồng và không thả rông nữa. Bộ lông của con gà mái cũng đang biến chuyển dần thành màu đỏ sặc sỡ. Biết nhà anh Tráng có con gà lạ này, có người đã trả 10 triệu đồng, nhưng anh Tráng không bán.

Hãi hùng giống chuối to như bắp tay, ăn một quả no nguyên ngày

Chuối là loại trái cây không quá xa lạ với mọi người. Hiện nay có rất nhiều loại chuối khác nhau nhưng giống chuối khổng lồ ở đất nước Papua New Guinea (một quốc gia nằm gần đường xích đạo về phía Đông Nam của châu Á).

Chiều cao trung bình của chuối Musa Ingens là từ 20-25 mét, tương đương với một tòa nhà 6 tầng, cao gấp 5 lần so với giống chuối thông thường. Toàn bộ thân cây được bọc trong lớp vỏ chồng chéo rất chặt chẽ, có kích thước rất lớn, thậm chí người trưởng thành cũng không thể ôm hết được.

{keywords}
Quả của chuối Musa Ingens rất to.

Là cây chuối lớn nhất thế giới nên quả của chúng cũng không thể nhỏ được. Quả của chuối Musa Ingens rất to, to bằng cánh tay của người trưởng thành, dài tới 30cm, nặng trung bình từ 1.5-3kg. Về màu sắc và mùi vị không khác nhiều so với chuối thông thường, nó chỉ có khác mỗi kích thước và trọng lượng. Một quả chuối Musa Ingens có thể cần khoảng 4 người mới ăn hết.

Những thứ kì lạ nhất được mua bán trên các gánh hàng rong

Hàng rong là nét văn hoá đặc trưng, vô cùng quen thuộc với chúng ta. Thậm chí có người còn tuyên bố, không có gì người Việt Nam không thể mua, bán qua hàng rong.

Trên các gánh hàng rong có những mặt hàng rất kỳ là như: tóc, bún gánh, đấm bóp, giác hơi, vịt con, cóc, mài dao mài kéo, thậm chí cả bán bất động sản... 

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)